Nguyễn Thanh Thảo | Chat Online
22/10 20:14:36

Nghề nào thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ


Câu 1: Nghê nào thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Thợ cơ khí.                                      B. Chuyên viên marketing.

C. Chuyên viên trang điểm.                 D. Thợ vận hành máy công cụ.

Câu 2: Ngành nghề lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có những đặc điểm sau:

A. Sản phẩm lao động, người lao động, cơ sở vật chất.

B. Sản phẩm lao động, đối tượng lao động, môi trường làm việc.

C. Môi trường làm việc, cơ sở hạ tầng, công cụ lao động.

D. Sản phẩm lao động, đối tượng lao động, cơ sở vật chất.

Câu 3: Năng lực trong các ngành nghề kĩ thuật, công nghệ là:

A. Năng lực giải quyết vấn đề                     B. Phấn đấu, tu dưỡng.

C. Trình độ chuyên môn.                             D. Cần cù, chăm chỉ, tỉ mỉ.

Câu 4: Phẩm chất trong các ngành nghề kĩ thuật, công nghệ là:

A. Trình độ chuyên môn.                              B. Cần cù, chăm chỉ, trung thực.

C. Làm việc cá nhân độc lập                         D. Tự học, tự nghiên cứu.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm môi trường làm việc của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

A. Môi trường làm việc năng động, hiện đại, luôn biến đổi và đầy thử thách.

B. Đối với lĩnh vực kĩ thuật môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.

C. Tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ hiện đại, áp lực công việc lớn.

D. Làm việc trong môi trường hoạt động nhóm, áp lực cao.

Câu 6: Môi trường làm việc của lập trình viên có đặc điểm gì?

A. Môi trường làm việc khép kín, ít có sự giao tiếp.

B. Cần biết ít nhất một ngoại ngữ để cập nhật xu hướng mới trên thế giới và giao tiếp tri thức nhân loại.

C. Làm việc với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, luôn được tiếp cận với các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ.

D. Có thể là các nhà máy, phân xưởng, nhà xưởng tư nhân.

Câu 7: Yêu cầu về năng lực của lập trình viên là gì?

A. Hiểu biết và vận dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình. xưởng.

B. Có thể phân phối các loại máy cho các

C. Môi trường làm việc năng động, thoải mái.

D. Có ý thức phấn đấu, tu dưỡng đạo đức.

Câu 8: Công việc của lập trình viên là:

A. Xây dựng công trình, ứng dụng mới bằng các ngôn ngữ lập trình thích hợp.

B. Nâng cấp phần mềm và các hệ thống giáo dục quốc dân.

C. Kiểm tra và bảo trì các chương trình, ứng dụng định ki

D. Phát triển và xây dựng các máy móc.

Câu 9: Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm:

A. Giáo dục dân lập, giáo dục phổ thông.         B. Giáo dục chính quy, giáo dục nghề.

C. Giáo dục chính quy, giáo dục phổ thông.     D. Giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên.

Câu 10: Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện tiếp tục học ở cấp học, ( 1) ... trong giáo dục, tạo (2)... để học sinh tốt nghiệp (3) ... (4)

A. (1) đào tạo, (2) tiến để, (3) trung học phổ thông, (4) đại học.

B. (1) đào tạo, (2) điều kiện, (3) trung học cơ sở, (4) trung học phổ thông.

C. (1) hướng nghiệp, (2) điều kiện, (3) trung học cơ sở, (4) trung học phổ thông.

D. (1) hướng nghiệp, (2) tiền đề, (3) tiểu học, (4) trung học cơ sở.

Câu 11: Giáo dục phổ thông có hai thời điểm phân luồng là gì?

A. Sau tốt nghiệp trung học phổ thông và tốt nghiệp đại học.

B. Sau tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp trung học phổ thông.

C. Sau tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông.

D. Sau tốt nghiệp trung học cơ sở và học nghề.

Câu 12: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể lựa chọn cơ sở giáo dục thường xuyên để:

A. Vừa học chương trình giáo dục phổ thông, vừa học nghề trong lĩnh vực kĩ thuậtm công nghệ trình độ sơ cấp.

B. Vừa học chương trình giáo dục phổ thông, vừa đi làm.

C. Học chương trình nghề là chủ yếu.

D. Học chương trình giáo dục phổ thông như các bạn học công lập.

Câu 13. Bạn em muốn theo học nghề sửa chữa, lắp ráp máy tính sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Em hãy lựa chọn phương án được cho là khả thi đối với mong muốn của bạn đó?

A. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trong các trường trung học phổ thông.

B. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các trường cao đẳng có đào tạo ngành nghề này sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học phổ thông.

C. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.

D. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

Câu 14. Việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp đối với xã hội có ý nghĩa như thế nào?

A. Thúc đẩy phát triển kinh tế.                                B. Có nguồn thu nhập ổn định.

C. Phát triển năng lực của người lao động.             D. Giúp người lao động luôn vui vẻ.

Câu 15. Giáo dục phổ thông gồm cấp học nào?

A. Giáo dục nhà trẻ.                                 B. Giáo dục trung học cơ sở.

C. Giáo dục mẫu giáo.                              D. Giáo dục trình độ đại học.

Câu 16. Sau khi học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, các em có thể lựa chọn:

A. Học các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

B. Học lại chương trình giáo dục trung học phổ thông.

C. Tìm hiểu thị trường lao động

D. Tìm hiểu truyền thống gia đình.

Câu 17. Giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đào tạo thời gian từ:

A. 2 đến 3 năm.                                             B. 1 đến 2 năm.

C. 3 tháng đến dưới 1 năm.                           D. 6 tháng đến dưới 2 năm.

Câu 18. Quản trị cơ sở dữ liệu và mạng máy tính là:

A. ngành thiết kế, kiểm soát các hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo vận hành an toàn, bao gồm cả dữ liệu, phần cứng, phần mềm, mạng và hệ điều hành.

B. ngành thiết kế, xây dựng, kiểm soát các hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo vận hành an toàn, bao gồm cả dữ liệu, mạng và hệ điều hành.

C. ngành xây dựng, kiểm soát, hỗ trợ các hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo vận hành an toàn, bao gồm cả dữ liệu và mạng.

D. ngảnh thiết kế, xây dựng, kiểm soát, hỗ trợ các hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo vận hành an toàn, bao gồm cả dữ liệu, phần cứng, phần mềm, mạng và hệ điều hành.

Câu 19. Khung trình độ quốc gia Việt Nam bao gồm:

A. 6 trình độ đào tạo.                                        C. 8 trình độ đào tạo.

B. 7 trình độ đào tạo.                                        D. 9 trình độ đào tạo.

Câu 20. Mô hình đào tạo 9+ là:

A. Mô hình học song song chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở kết hợp với học nghề hệ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho học sinh tốt nghiệp tiểu học.

B. Mô hình học song song chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông kết hợp với học nghề hệ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.  

C. Mô hình học song song chương trình giáo dục chính quy cấp trung học phổ thông kết hợp với học nghề hệ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.

D. Mô hình học nối tiếp chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông kết hợp với học nghề hệ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.

Câu 21. Các câu sau đúng hay sai?

a) Giáo dục phổ thông bao gồm Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục trung học cơ sở.

b ) Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

c) Nghề nghiệp là một việc làm có tính chất ổn định, gắn bó lâu dài với mỗi người.

d) Đối với lĩnh vực kĩ thuật, môi trường làm việc luôn an toàn.

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn