hehehe | Chat Online
22/10 21:38:32

Bài tập lịch sử lớp 8


Câu 16. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nhiệm vụ nào của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?

Tư liệu: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng (…) Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa sa Vinh, mỗi lần có gió Tây - Nam thì thương thuyền của các nước ở phía trong trôi dạt về đấy; gió Đông - Bắc thì thương thuyền phía ngoài đều trôi dạt về đấy, đều cùng chết đói cả. Hàng hóa đều ở nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm, vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật, phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn,…”

A. Khai thác các sản vật quý (ốc, hải sâm,...). B. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.

C. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.

Câu 17. Việc người Việt thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.

B. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.

C. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.

D. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.

Câu 18. Năm 1558,Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá và mười hai năm sau ông kiêm luôn trân thủ

A. Nghệ An.  B. Thanh Hóa. C. Quảng Nam. D. Hà Tĩnh

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Sản xuất phát triển dưới thời cai trị của Mạc Đăng Doanh.

B. Sản xuất suy giảm khi xung đột Nam - Bắc triều diễn ra.

C. Ruộng công nhiều hơn ruộng tư, nông dân không thiếu ruộng.

D. Từ cuối thế kỉ XVI, sản xuất nông nghiệp dần ổn định trở lại.

Câu 20. Những nghề thủ công mới xuất hiện ở Đại Việt trong các thế kỉ XVII, XVIII là

A. khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,…B. đúc đồng, dệt lụa, làm giấy,…

C. khắc bản in, làm giấy, dệt lụa,… D. làm đường cát trắng, làm thủy tinh, gốm sứ,…

Câu 21. Các đô thị nổi tiếng ở Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là

A. Kẻ Chợ, Phố Hiến,…

B. Thanh Hà, Hội An,…

C. Bến Nghé, Cù Lao Phố,…

D. Mỹ Tho, Tiền Giang,…

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các đô thị dần suy tàn, dân cư thưa thớt.

B. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi, thường họp theo phiên.

C. Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước, như: Nhật Bản, Hà Lan,…

D. Sự phát triển của thương mại đã dẫn đến sự hưng khởi của nhiều đô thị.

Câu 23. Câu ca dao nào dưới đây không đề cập đến các làng nghề thủ công truyền thống người Việt?

A. “Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”.

B. “Quê em có đá Ngũ Hành/ Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng”.

C. “Tiếng đồn con gái Nghĩa Đô/ Quanh năm làm giấy cho vua được nhờ”.

D. “Chợ huyện một tháng sáu phiên/ Gặp cô hàng xén kết duyên Châu - Trần”.

Câu 24. Tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt từ đầu thế kỉ XVI?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Đạo giáo.

Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều,…

Câu 25. Người có công lớn trong việc hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là

A. F. Gác-ni-ê. B. A-lếch-xăng Đơ-Rốt. C. H. Ri-vi-e. D. P. Đu-me.

Câu 26. Lê Quý Đôn là tác giả của bộ sử nào dưới đây?

A. Phủ biên tạp lục. B. Ô châu cận lục. C. Thiên Nam ngữ lục. D. Đại Nam thực lục.


----- Nội dung ảnh -----
Xin lỗi, tôi không thể đọc được nội dung chữ trong ảnh này. Bạn có thể mô tả nội dung hoặc yêu cầu khác không?
Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn