Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê đầu thế kỉ XVI? A. Sản xuất trì trệ, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra. B. Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình. C. Mạc Đăng Dung tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê. D. Đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền hành. Câu 2. Trong những năm 1527 - 1592, chính quyền nhà Mạc chỉ quản lí được khu vực từ A. Hà Tĩnh trở ra phía bắc. B. Nghệ An trở ra phía bắc. C. Thanh Hóa trở ra phía bắc. D. Ninh Bình trở ra phía bắc. Câu 3. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều ở Đại Việt (thế kỉ XVI) diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào? A. Nhà Mạc - nhà Lê. B. Họ Trịnh - họ Nguyễn. C. Họ Mạc - họ Nguyễn. D. Họ Lê - họ Trịnh. Câu 4. “Đàng Ngoài” là từ dùng để chỉ vùng đất từ A. sông Gianh trở vào nam. B. sông Gianh trở ra bắc. C. Ninh Bình trở ra bắc. D. Ninh Bình trở vào nam. Câu 5. Không chấp nhận địa vị chính thống của nhà Mạc, nhiều cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã A. đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, lập ra Nam triều, đối đầu với nhà Mạc. B. tiến hành đảo chính, lật đổ nhà Mạc, đưa Lê Cung Hoàng trở lại ngôi vua. C. đưa Lê Duy Ninh vào vùng Thuận Hóa, lập nên chính quyền Đàng Trong. D. dấy binh nổi dậy khởi nghĩa ở Cao Bằng, với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”. Câu 6. Khu vực nào đã trở thành chiến trường chính giữa Bắc triều và Nam triều trong những năm 1533 - 1592? A. Thanh Hóa - Nghệ An. B. Hà Tĩnh - Quảng Bình. C. Quảng Bình - Quảng Trị. D. Thuận Hóa - Quảng Nam. Câu 7. Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây? “Sông nào chia cắt sơn hà Dưới thời Trịnh - Nguyễn, thật là xót xa?” A. sông Lệ Thủy (Quảng Trị). B. sông Bến Hải (Quảng Trị). C. sông Mã (Thanh Hóa). D. sông Gianh (Quảng Bình). Câu 8. Vào cuối thế kỉ XV, đạo Quảng Nam được thành lập, tên gọi “Quảng Nam” có nghĩa là gì? A. Phía nam rộng lớn. B. Vùng đất an lành ở phía nam. C. Vùng đất thiêng ở miền biên viễn. D. Ánh sáng từ miền duyên hải phía đông. Câu 9. Phủ Phú Yên được thành lập vào thời gian nào? A. Năm 1558. B. Năm 1570. C. Năm 1611. D. Năm 1620. Câu 10. Vào năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn vào khai hoang, lập ấp tại vùng đất thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay? A. Phú Yên. B. Bình Định. C. Khánh Hòa. D. Gia Lai. Câu 11. Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía Nam, khai hoang, mở đất tại A. Thuận Hóa, Quảng Nam,… B. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,… C. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,… D. Mô Xoài, Bến Nghé, Sài Gòn,… Câu 12. Vùng đất thuộc Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay được sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong vào năm nào? A. 1597. B. 1588. C. 1693. D. 1698. Câu 13. Cuối thế kỉ XVII, phủ Gia Định được thành lập, gồm 2 dinh là A. dinh Trấn Biên và dinh Phiên Trấn. B. dinh Quảng Bình và dinh Quảng Đức. C. dinh Quảng Nam và dinh Quảng Trị. D. dinh Biên Hòa và dinh Vĩnh Tường. Câu 14. Địa danh nào dưới đây không phải là trung tâm giao thương ở vùng đất phía nam vào giữa thế kỉ XVIII? A. Nông Nại Đại Phố. B. Gia Định. C. Bến Nghé. D. Phố Hiến. Câu 15. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa? A. Bãi Cát Vàng. B. Vạn Lý Hoàng Sa. C. Vạn Lý Trường Sa. D. Bạch Long Vĩ |