Trang Ng M | Chat Online
hôm qua

Bảng thống kê về hoạt động của Việt Nam tại Liên hợp quốc từ 1945-2022


Câu 3. Bảng thống kê về hoạt động của Việt Nam tại Liên hợp quốc từ 1945-2022.

Thời gian

Nội dung chính của sự kiện

20/9/1977

Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

2008-2009

Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an của Liên hợp quốc.

2016-2018

Thành viên Hội đồng kinh tế- xã hội.

2020-2021

Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an của Liên hợp quốc.

11/10/2022

thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025

 

  1. a) Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới là một trong những cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc.
  2. b) Năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an của Liên hợp quốc.
  3. c) Việc Việt Nam hai lần được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an của Liên hợp quốcđã đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu Đông Nam Á.
  4. d) Trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an của Liên hợp quốclà nhân tố quyết định thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam.

Câu 7. Đọc bảng thống kê các giai đoạn chính của ASEAN từ khi thành lập đến nay:

 Thời gian 

 Nội dung 

 1967 - 1976

 Thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. Năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố Đông Nam Á là khu vực hoà bình, tự do và trung lập.

 1976 - 1999

- Phát triển số lượng thành viên, từ 5 nước lên 10 nước.

-Tham gia giải quyết nhiều vấn để chính trị, an ninh lớn trong khu vực như vấn đề Cam- pu-chia.

 1999 - 2015

- Thông qua Hiến chương ASEAN (2007).

- Đề ra mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN.

 2015 - nay

- Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

- Triển khai, hiện thực hoá các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN.

  1. a)Hiến chương ASEAN (2007) là văn bản pháp lý cao nhất của ASEAN, quy định các nguyên tắc, mục tiêu, cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động của ASEAN.
  2. b)ASEAN được thành lập vào năm 1967 bởi 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp- pin, Mi-an-ma và Thái Lan.
  3. c)Thành tựu quan trọng của ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX là đưa ASEAN trở thành tổ chức của toàn khu vực Đông Nam Á.
  4. d)ASEAN hướng đến xây dựng một cộng đồng ASEAN gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực.

Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau:

    Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ASEAN. Đây không chỉ là sự tăng thêm về số lượng thành viên mà còn đẩy nhanh quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng ASEAN trở thành “ngôi nhà chung” của các quốc gia Đông Nam Á.

            (Trích SGK Lịch sử 12 - KNTT - Trang 23 - NXB GD năm 2024)

  1. a)Việt Nam ra nhập ASEAN là thành viên thứ bảy, trước đó năm 1984, Mi-an-ma cũng trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức này.
  2. b)Việt Nam ra nhập ASEAN là mốc đánh dấu ASEAN đã hoàn thành mục tiêu “toàn Đông Nam Á”.
  3. c)Sự kiện Việt Nam gia nhập  ASEAN năm 1995 chứng tỏ sự khác biệt về ý thức hệ có thể hóa giải.
  4. d)Ngày 28-7-1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN, đánh dấu bước đi đầu tiên của đất nước trong hành trình hội nhập khu vực và thế giới. 

Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong quan hệ quốc tế, đa cực là khái niệm chỉ trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. Trong trật tự đa cực, không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu.

Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chỉ trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. Trong trật tự mới này, các nước tăng cường sức mạnh tổng hợp để vươn lên khẳng định ảnh hưởng.”

 (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 15)

  1. a)Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới được hình thành theo xu thế đa cực, nhiều trung tâm, trong đó có một trung tâm quyền lực thống trị là Mĩ.
  2. b)Khái niệm đa cực dùng để chỉ trật tự thế giới mới được định hình sau Chiến tranh lạnh, trong đó Mĩ và Trung Quốc là những cường quốc có ảnh hưởng lớn nhất.
  3. c)Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Nga, Đức, Nhật, Liên minh châu Âu... tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu
  4. d)Trật tự thế giới đa cực là một xu thế lịch sử tất yếu, trong đó vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn.
Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn