“Trong quan hệ quốc tế, đa cực là khái niệm chỉ trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. Trong trật tự đa cực, không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu.
Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chỉ trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. Trong trật tự mới này, các nước tăng cường sức mạnh tổng hợp để vươn lên khẳng định ảnh hưởng.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 15)
a) Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới được hình thành theo xu thế đa cực, nhiều trung tâm, trong đó có một trung tâm quyền lực thống trị là Mĩ.
b) Khái niệm đa cực dùng để chỉ trật tự thế giới mới được định hình sau Chiến tranh lạnh, trong đó Mĩ và Trung Quốc là những cường quốc có ảnh hưởng lớn nhất.
c) Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Nga, Đức, Nhật, Liên minh châu Âu... tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu
d) Trật tự thế giới đa cực là một xu thế lịch sử tất yếu, trong đó vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn.