Dụng cụ nào dùng để khuấy khi hòa tan chất rắnCâu 1: Dụng cụ nào dùng để khuấy khi hòa tan chất rắn? A. Thìa thủy tinh. B. Đũa thủy tinh. C. Kẹp gắp. D. Dụng cụ bất kì có thể khuấy được. Câu 2: Chọn đáp án sai. Khi đun nóng hóa chất cần phải lưu ý: A. Hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hóa chất. B. Khi đun chất lỏng cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60° (so với phương nằm ngang). C. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người. D. Khi đun chất lỏng cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 45°. Câu 3: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về các quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thực hành? A. Không cho hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn). B. Hoá chất dùng xong nếu thừa, được cho trở lại bình chứa. C. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất. D. Sử dụng kính bảo hộ và găng tay để đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm. Câu 4: Trong các câu sau, câu nào chỉ biến đổi vật lí? A. Khí hydrogen cháy. B. Gỗ bị cháy. C. Sắt nóng chảy. D. Nung đá vôi. Câu 5: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là biến đổi vật lí? A. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu. B. Đun quá lửa mỡ sẽ khét. C. Sự kết tinh của muối ăn. D. Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ. Câu 6: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là biến đổi hóa học? A. Cắt mảnh giấy thành hình vuông. B. Cồn để trong lọ không đậy nắp bị cạn dần. C. Đun nước, nước sôi bốc hơi. D. Đốt cháy than để nấu nướng. Câu 7: Cho các quá trình sau: (1) Sắt (iron) được cắt nhỏ và tán thành đinh. (2) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ. (3) Rượu để lâu trong không khí thường bị chua. (4) Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. (5) Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua. Số quá trình xảy ra biến đổi hóa học là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 8: Phản ứng sau là phản ứng gì? Phản ứng phân hủy copper (II) hydroxide thành copper (II) oxide và hơi nước thì cần cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt bằng cách đun nóng. Khi ngừng cung cấp nhiệt, phản ứng cũng dừng lại A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng thu nhiệt. B. Phản ứng phân hủy. C. Phản ứng trao đổi. Câu 9: Than (thành phần chính là carbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide. Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào tăng dần? A. Carbon dioxide tăng dần. B. Oxygen tăng dần C. Carbon tăng dần. D. Tất cả đều tăng Câu 10: Phản ứng hóa học là gì? A. Quá trình biến đổi từ chất rắn sang chất khí B. Quá trình biến đổi từ chất khí sang chất lỏng C. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác D. Tất cả các ý trên Câu 11: Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng ...., lượng sản phẩm ... A. Tăng dần, giảm dần. B. Giảm dần, tăng dần. C. Tăng dần, tăng dần. D. Giảm dần, giảm dần. Câu 12: Phản ứng đốt cháy cồn là phản ứng gì? A. Phản ứng thu nhiệt. B. Phản ứng tỏa nhiệt. C. Vừa là phản ứng tỏa nhiệt, vừa là phản ứng thu nhiệt. D. Không có đáp án nào đúng. Câu 13: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra? A. Có chất kết tủa (chất không tan). B. Có chất khí thoát ra (sủi bọt). C. Có sự thay đổi màu sắc. D. Một trong số các dấu hiệu trên. Câu 14: Định luật bảo toàn khối lượng do những nhà khoa học nào tìm ra? A. Lomonosov và Mendeleev. B. Mendeleev và Lavoisier. C. Pasteur và Mendeleev. D. Lomonosov và Lavoisier. Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ: Acetic acid + Sodium hydrogencarbonate -> Sodium acetate + Carbon dioxide (khí) + Nước Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho sơ đồ trên. A. mAcetic acid + mSodium hydrogencarbonate = mSodium acetate - mCarbon dioxide - mNước B. mAcetic acid + mSodium hydrogencarbonate = mSodium acetate - mCarbon dioxide + mNước C. mAcetic acid + mSodium hydrogencarbonate = mSodium acetate + mCarbon dioxide - mNước D. mAcetic acid + mSodium hydrogencarbonate = mSodium acetate + mCarbon dioxide + mNước Câu 16: Khối lượng trước và sau một phản ứng hóa học được bảo toàn vì A. số lượng các chất không thay đổi. B. số lượng nguyên tử không thay đổi. C. liên kết giữa các nguyên tử không đổi. D. không có tạo thành chất mới. Câu 17: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ? A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Không thể biết. Câu 18: Cho biết tỉ số phân tử giữa các chất tham gia trong phản ứng hóa học sau: NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O A. 2:1. B. 2:2. C. 1:3. D. 3:1. Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng sau: Tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của O2 và P2O5 là A. 4:5:2. B. 2:5:4. C. 5:4:2. D. 4:2:5. Câu 20: Phương trình hoá học nào sau đây đúng? A. B. C. D. Câu 21: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là: a) Cồn để trong không khí bị bay hơi là biến đổi hóa học. b) Sự hình thành phân bón bằng cách ủ rác thải hữu cơ (lá cây, vỏ hoa quả,...) là quá trình biến đổi vật lí. c) Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này sang chất khác. d) Trong phản ứng hóa học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố thay đổi, còn liên kết giữa các nguyên tử giữ nguyên. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22: Tổng hệ số của các chất tham gia và sản phẩm trong sơ đồ phản ứng sau là bao nhiêu? Fe(OH)3 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + H2O A. 4. B. 6. C. 8. D. 12. Câu 23: Trong một phản ứng phân huỷ, 25 gam chất AB bị phân huỷ thành 10 gam sản phẩm A và một lượng sản phẩm B. Khối lượng sản phẩm B thu được sau phản ứng là A. 10. B. 15. C. 25. D. 35. Câu 24: Khối lượng sodium chloride NaCl cần để phản ứng với 34,0 gam silver nitrate AgNO3 để tạo thành 17,0 gam sodium nitrate NaNO3 và 28,7 gam silver chloride AgCl là bao nhiêu? A. 11,7g. B. 22,3g. C. 45,7. D. 79,7. Câu 25: Nếu nung nóng 49 gam potassium chlorate thu được 22,35 gam potassium chloride và 14,4 gam khí oxygen thì % khối lượng potassium chlorate đã phân hủy là bao nhiêu? A. 29,4%. B. 45,6%. C. 75%. D. 100%. Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam iron (Fe) vào dung dịch chứa 14,6 gam hydrochloric acid (HCl) thu được iron (II) chloride (FeCl2) và 0,4 gam khí hydrogen. Khối lượng iron (II) chloride (FeCl2) thu được là A. 15g. B. 25,4g. C. 45,7g. D. 79,7g. |