Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầuĐọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mải tóc đã bạc phơ... [...] Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội hoạ, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thấy đều đã mất từ lâu, thấy bảo: “Giờ đây, nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các em học sinh". Chúng tôi đều rất quý và thương thấy. Có lần, thầy đến lớp, vẻ nghiêm trang, xúc động. thầy nói với chúng tôi: - Ở triển lãm mĩ thuật thành phố người ta có bày một cái tranh của tôi... Thầy mỉm cười rụt rè, khẽ nói thêm: “Các em đến xem thử..." Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi - trong đó có Châu và Hiền - rủ nhau đến phòng triển lãm. Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bẻ nhỏ, trong một chiếc khung cũ. Bởi tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cúc, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn... Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy. Chúng tôi ngồi xuống cạnh bàn ghi cảm tưởng của người xem: chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy giáo chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi thấy thầy Bản cũng đến, thầy đi lại trong phòng triển lãm, nhìn người xem rồi lại nhìn về cái tranh của mình, bồn chồn, hồi hộp. Rồi sau cảm thấy đứng mãi ở đấy không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp đi. Càng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng. Này ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng, chúng tôi thay nhau viết: “Trong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản!" “Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bàn rất đẹp. Hoạ sĩ là một người có tài năng và cần cù lao động. Kính chúc hoạ sĩ mạnh khoẻ..." Rồi chúng tôi kí những cái tên giả dưới các ý kiến đó. Ngoài mấy đứa chúng tôi, không ai biết việc này. Vài hôm sau, thầy Bản đến lớp, bối rối vì cảm động, thầy báo tin:- Các em ạ... bức có ghi cảm tưởng... Ban tổ chức có đưa cho tôi đọc... tôi có ghi lại... Thầy húng hắng họ rồi nói thêm vẻ ân hận: - Bức tranh ấy tôi vẽ chưa được vừa ý... Nếu vẽ lại, tôi sẽ sửa chữa nhiều... Thương thầy quá, chúng tôi suýt và lên khóc. [...] tranh ở triển lãm của tôi... cũng được một số người thích... Có lẽ đến phút cuối cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: chính chúng tôi - những học trò nhỏ của thầy - đã viết vào quyền số cảm tưởng trong kì triển lãm ấy. Bây giờ thấy Bản không còn nữa! Tối ấy, ngồi với nhau, chúng tôi nhắc nhiều và nhớ nhiều đến thầy... “Thưa thầy giáo dạy vẽ kính yêu! Viết những dòng này, chúng em muốn xin thầy tha lỗi cho chúng em, và muốn một lần nữa được thưa với thầy rằng: chúng em biết ơn thầy, mãi mãi biết ơn thầy..." (Xuân Quỳnh, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhỉ) Câu 1. Hãy xác định đề tài, ngôi kể và các nhân vật chính trong truyện “Thầy giáo dạy vẽ của tôi. Câu 2. Những chi tiết nào thể hiện thái độ của người đến phòng triển lãm đối với bức tranh của thầy Bản? Câu 3. Theo em, tại sao các học trò của thầy Bản lại ghi cảm tưởng về bức tranh của thầy? Từ đó, em có nhận xét gì về tình cảm của các học trò dành cho thấy? Câu 4. Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong văn bản “Thầy giáo dạy vẽ của tôi”. Câu 5. Nếu em là nhân vật tôi hoặc những người bạn từng viết cảm tưởng về bức tranh của thầy, em có đồng tình việc giữ kín bí mật với thầy hay không? Vì sao |