Trắc nghiệm Địa lý 11. Sự phát triển của Thương mại Thế giới là động lực chính của:Câu 15. Sự phát triển của Thương mại Thế giới là động lực chính của A. thay đổi cơ cấu ngành sản xuất. C. phân bố sản xuất trong một nước. B. tăng trưởng kinh tế các quốc gia. D. tăng năng suất lao động cá nhân. Câu 16. Một trong các hoạt động chính của Liên hợp quốc (UN) là A. Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu. B. Tổ chức các diễn đàn đàm phán thương mại. C. Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố. Đ. Hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước. Câu 17. Một trong các hoạt động chính của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là A. Bảo vệ môi trường và phát triền bền vững. B. Hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước. C. Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố. D. Xử lí tranh chấp, giám sát các chính sách thương mại quốc gia. Câu 1: Về cơ cấu tổ chức, APEC khác với ASEAN, EU ở điểm cơ bản nào sau đây? A. Là một liên kết kinh tế khu vực mở. B. Là liên minh thống nhất về kinh tế. C. Không mang nhiều tính pháp lý ràng buộc. D. Có nhiều nước tham gia vì mục đích chung. Câu 2: Mục đích chủ yếu của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là A. thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính bền vững. B. xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư của các nước. C. duy trì hoà bình an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. D. thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Câu 3: Động lực cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là A. sự hình thành thị trường thống nhất trong khu vực. B. các nước thành viên đều tham gia vào WTO. C. sự tự do hoá đầu tư dịch vụ trong khu vực. D. sự hợp tác và cạnh tranh giữa các thành viên. Câu 4: Mục đích chủ yếu của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) là A. thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính bền vững. B. xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư của các nước. C.duy trì hoà bình an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. D. thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Câu 5: Quỹ tiền tệ quốc tế (MF) thực hiện nhiệm vụ giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng biện pháp chủ yếu nào sau đây? A. Theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán. B. Hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên IMF. C. Đưa ra dự báo kinh tế cho các nước thành viên. D. Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân lực chất lượng. Câu 6: Mục đích chủ yếu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là A. thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính bền vững. B. xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư của các nước. C. duy trì hoà bình an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. D. thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Câu 1: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới được hình thành chủ yếu do nguyên nhân nào dưới đây? A. Các nước có nét tương đồng về lịch sử phát triển. B. Chịu sức ép cạnh tranh và sự phát triển không đều. C. Các quốc gia có chung mục tiêu và lợi ích phát triển. D. Tổng thu nhập quốc dân tương tự nhau giữa các nước. Câu 2: Nhiệm vụ chủ yếu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối với các cuộc đàm phán đa phương là A. tổ chức các diễn đàn. C. tư vấn kí kết hiệp định. B. kí kết các hiệp định. D. giám sát chính sách. |