“Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng”. Đó là kĩ năng nào?Câu 1. “Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng”. Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 2. Cho các bước sau: (1) Hình thành giả thuyết (đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề) (2) Quan sát và đặt câu hỏi (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết (4) Kết luận (5) Thực hiện kế hoạch Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5). B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5). C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4). D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4). Câu 3. Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng tự nhiên thông thường trên trái đất? A. Hạn hán. B. Mưa dông kèm theo sấm sét. C. Ô nhiễm không khí do khí thải từ các nhà máy. D. Lũ lụt. Câu 5. Một nguyên tử có 13 proton trong hạt nhân, số lớp electron của nguyên tử đó là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. Nguyên tử (A) có số proton bằng 8, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra ngoài, lần lượt là A. 1, 7. B. 2, 6. C. 3, 5. D. 4, 4. Câu 7. Trong hạt nhân nguyên tử gồm những hạt nào? A. Proton, electron. B. Proton, neutron. C. Electron. D. Proton,electron, neutron. Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử B. Trong nguyên tử có số proton và số electron bằng nhau. C. Hạt nhân tạo bởi proton và neutron. D. Hạt nhân tạo bởi proton và electron. Câu 9. Khối lượng nguyên tử (đơn vị amu) của đồng là A. 64 B. 39 C. 56 D. 24 Câu 10. Kí hiệu hóa học của kim loại sodium là A. N B. NA C. Na D. nA Câu 11. Nguyên tử magnesium có 12 electron ở lớp vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử magnesium có số proton là A. 10 B. 11 C. 12 D. 13 Câu 12. Nguyên tử (Y) có tổng số proton trong nguyên tử là 11. Số electron lớp ngoài cùng của (Y) là A. 1 B. 2 C. 11 D. 10 Câu 13. Số chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là A. 5 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 14. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của A. khối lượng nguyên tử. B. điện tích hạt nhân nguyên tử. C. số electron. D. số neutron. Câu 15. Những nguyên tố hóa học nào sau đây xếp cùng một nhóm? A. Na, H, K, Ca. B. O, S, Cl, P. C. Mg, Ba, Ca, Be. D. C, Si, Al, N.. Câu 16. Đặc điểm của các nguyên tố hóa học trong một chu kì là A. có cùng số electron trong nguyên tử. B. có cùng số proton trong nguyên tử. C. có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. D. Có cùng số lớp electron trong nguyên tử. B. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17. (1,0 điểm) a) Viết tên của các nguyên tố có kí hiệu hóa học sau: K, S, Cl b) Kí hiệu hóa học nào sau đây viết sai? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng: FE, S, Ag, cl Câu 18. (1,0 điểm) a) Biết nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Hãy cho biết tên và xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn. b) Em hãy quan sát ô nguyên tố dưới đây và cho biết khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó? Câu 19. (1,0 điểm) a) Để thu nhận thông tin về các đặc điểm, hình dạng, kết cấu, vị trí…của các sự vật và hiện tượng. Ta có thể sử dụng kĩ năng nào? b) Trong các chất hóa học: NaCl, H2O, O2, MgO, chất nào là chất ion, chất nào là chất cộng hóa trị? Câu 20. (1,0 điểm) Tính khối lượng phân tử của: a) Al2O3, (NH4)2SO4 b) carbon dioxide Câu 21. (1,0 điểm) a) Xác định thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất Al2O3. b) Viết công thức hóa học của các hợp chất tạo bởi oxygen với mỗi nguyên tố sau: sodium, nitrogen (hóa trị V) . Câu 22. (1,0 điểm) a) Cho biết công thức hóa học của hợp chất tạo bởi hai nguyên tố X và O (oxygen); Y và H (hydrogen) lần lượt là X2O và YH3. Xác định hóa trị của X , Y và viết công thức hóa học của hợp chất giữa X và Y. b) Tìm CTHH của hợp chất A có thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố gồm: 70% Fe, 30% O. Biết phân tử của A nặng gấp 5 lần phân tử khí oxygen. (Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học như SGK)
|