Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để lấy dung dịch hóa chất? Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, cần kẹp ống nghiệm ở khoảng nào tính từ miệng ống để đảm bảo an toàn? Câu 1: Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để lấy dung dịch hóa chất? A. Kẹp gỗ. B. Bình tam giác. C. Ống nghiệm. D. Ống hút nhỏ giọt. Câu 2: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, cần kẹp ống nghiệm ở khoảng nào tính từ miệng ống để đảm bảo an toàn? A. 1/2. B. 1/4. C. 1/6. D. 1/3 Câu 3: Khi xảy ra sự cố trong phòng thí nghiệm ta nên làm gì? A. Tự ý xử lý sự cố. B. Gọi bạn xử lý giúp. C. Báo với giáo viên. D. Đi làm việc khác, coi như không phải mình gây ra. Câu 4: Đâu không là dụng cụ thí nghiệm thông dụng? A. Ông nghiệm. B. Bình tam giác. C. Kẹo gỗ. D. Axit. Câu 5: Nến được làm bằng parafin, khi đốt nến, xảy ra các quá trình sau: 1.Parafin nóng chảy. 2.Parafin lỏng chuyển thành hơi. 3.Hơi parafin cháy biến đổi thành khí CO2 và hơi nước. Quá trình nào có sự biến đổi hoá học? A. Cả 1, 2, 3. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 6: Trong số quá trình và sự việc dưới đây: 1. Hoà tan muối ăn vào nước ta được dung dịch muối ăn. 2. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. 3. Cho vôi sống CaO hoà tan vào nước. 4. Nước bị đóng băng ở hai cực Trái đất. Dãy gồm toàn các hiện tượng vật lí là: A. 1, 2, 4 . B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 2, 3, 4. Câu 7: Các hiện tượng sau đây: 1. Thả mẩu natri vào nước thấy mẩu natri tan dần và có khí bay lên. 2. Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ. 3. Rượu để lâu trong không khí thường bị chua. 4. Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua. 5. Sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh. Dãy gồm toàn các hiện tượng hoá học là: A. 2, 3, 5. B. 1, 4, 5 . C. 1, 2, 3. D. 3, 4, 5. Câu 8: Hiện tượng nào là hiện tượng hoá học trong các hiện thiên nhiên sau đây? A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường D. Khi mưa giông thường có sấm sét Câu 9: Phản ứng hóa học là A. quá trình biến hợp chất thành đơn chất. B. quá trình biến đổi trạng thái của chất. C. quá trình biến đổi chất này thành chất khác. D. quá trình biến một chất thành nhiều chất. Câu 10: Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng: A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố. B. Số nguyên tử trong mỗi chất. C. Số phân tử trong mỗi chất. D. Số nguyên tố tạo ra chất. Câu 11: Chất ban đầu bị biến đổi trong quá trình phản ứng được gọi là A.chất sản phẩm B. chất xúc tác C. chất phản ứng hay chất tham gia. D. chất kết tủa hoặc chất khí. Câu 12: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng A.khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng. B. khi xảy ra kèm theo sự giải phóng nhiệt chất phản ứng ra môi trường. C. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng với các chất trong môi trường. D. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng. Câu 13:Đốt cháy 3,2 gam Lưu huỳnh với 3,2 gam khí oxiv thu được m(gam) khí sunfurơ M có giá trị nào? A. 4,6 B. 6,4 C.7,4 D. 8,4 |