Để vượt qua khó khăn trong quá trình trưởng thành, em phải làm gì?Hoạt động trải nghiệm lớp 12 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Học sinh chọn một đáp án (A, B, C hoặc D) cho các câu hỏi trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi phần tự luận trong đề kiểm tra. Câu 1. Để vượt qua khó khăn trong quá trình trưởng thành, em phải làm gì? A.chấp nhận sự trưởng thành của bản thân. B.tìm bố mẹ để giải quyết những khó khăn trong quá trình trưởng thành. C.tìm cách khẳng định mình bằng những năng lực của bản thân. D.ngại ngần khi bị trêu chọc và không chấp nhận được vẻ bên ngoài của mình. Câu 2. Đâu không phải là sự tự tin khi chia sẻ định hướng nghề nghiệp? A.thể hiện sự hiểu biết về nghề nghiệp. B.ngôn ngữ không tự tin, rõ ràng. C.thể hiện quan điểm về định hướng nghề nghiệp. D.biểu cảm phù hợp. Câu 3. Đâu không phải là cách để mỗi cá nhân thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và cam kết đề ra? A. hình dung khối lượng công việc và thời gian có thể hoàn thành công việc. B.thực hiện các việc công việc theo đòi hỏi ít thời gian trước rồi đến công việc mất nhiều thời gian sau. C.tính đến những yếu tố bất thường có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch. D.đặt ra một khoảng thời gian phù hợp cho từng việc và tập trung cao độ để thực hiện các việc trong khoảng thời gian đó Câu 4. Đâu là cách em rèn luyện sự tư duy độc lập trong bản thân mình? A. nhìn mọi vấn đề cần khách quan, tìm ra ưu và nhược điểm khi đưa ra ý kiến. B. nghe theo mọi ý kiến lí lẽ thuyết phục của mọi người. C. tự suy nghĩ độc lập để bản thân có chính kiến không cần sự khuyên răn của mọi người. D. hành động làm việc theo số đông. Câu 5. Thanh được giao nhiệm vụ học tập khó. Thanh gặp một số bạn để xin ý kiến. Tuy nhiên ý kiến góp ý của các bạn theo hướng khác nhau khiến Thanh thấy bối rối. Nếu là Thanh, em sẽ làm gì để thể hiện khả năng tư duy độc lập của mình khi được giao các nhiệm vụ học tập? A. lắng nghe hết ý kiến của mọi người sau đó theo ý kiến của bản thân. B. tổng hợp và đánh giá ý kiến của mọi người dựa vào đó xây dựng quan điểm của mình. C. tắng nghe ý kiến của mọi người, sau đó theo ý kiến số đông. D. yêu cầu Thanh nên gặp cô giáo để xin ý kiến và nghe theo ý kiến của cô giáo. Câu 6. Đâu là biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân trong giao tiếp ứng xử? A. kiểm soát cảm xúc. B. thể hiện lập trường, quan điểm riêng. C. thể hiện trách nhiệm cao. D. tư duy độc lập. Câu 7. Đâu là biểu hiện của sự tự tin về bản thân? A. thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp ứng xử. B. luôn e ngại thể hiện bản thân khi tham gia hoạt động tập thể. C. luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân. D. lắng nghe ý kiến mọi người về bản thân và sửa đổi theo ý kiến của mọi người. Câu 8. Đâu không phải là việc làm để rèn luyện giúp bản thân tự tin trong định hướng nghề nghiệp của bản thân? A. gia tăng kiến thức về nghề nghiệp em muốn định hướng cho bản thân B. chủ động, tự giác tham các hoạt động định hướng nghề nghiệp. C. tự tin vào nghề đã chọn theo ý kiến của gia đình. D. tìm nghề nghiệp phù hợp với năng lực và tích cách cũng như sở thích của bản thân. Câu 9. Theo em tính quyết đoán là gì? A. là kĩ năng tự quyết định vượt qua khó khăn mà không nhụt chí, bền bỉ, dẻo dai. B. là dũng cảm, có niềm tin vào sự thành công, hành động có cân nhắc, có căn cứ. C. là quyết định và thực hiện hành động mà không chịu ảnh hưởng của người khác. D. là khả năng kiểm soát và điều chỉnh hành vi theo cảm xúc cá nhân. Câu 10. Ý nào sau đây biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của cơ thể? A. có cảm xúc tích cực khi đón nhận môi trường học tập mới. B. làm nhiều việc có ý nghĩa. C. điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. D. dễ dàng bắt đầu công việc và tập trung cho công việc. Câu 11. Đâu được xem là cách thức rèn luyện phẩm chất tôn trọng, trách nhiệm để trở thành một nhà tâm lí học? A.thể hiện sự quan tâm và hòa nhã với mọi người. B.lắng nghe tích cực khi giao tiếp. C.thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp ứng xử. D.phân tích, đánh giá tình huống và sử dụng các phương tiện trong giao tiếp. Câu 12. Ý nào sau đây thể hiện sự thuận lợi trong quá trình trưởng thành? A.bị bạn bè trêu trọc về sự thay đổi ngoại hình. B.được mọi người xung quanh lắng nghe, tôn trọng ý kiến. C.nhận về những đánh giá tiêu cực về cách ứng xử của mình. D.lạ lẫm về sự thay đổi về tâm sinh lí của bản thân. Câu 13. Đâu không phải biểu hiện của người có tư duy độc lập? A.tham khảo ý kiến của mọi người về vấn đề mình suy nghĩ. B.tổng hợp và đánh giá ý kiến của mọi người. C.nghe theo đưa ra quyết định theo ý kiến số đông. D.đưa ra quyết định dựa trên sự nghiên cứu kĩ các yếu tố liên quan. Câu 14. Ý nào không phải là biểu hiện của bản lĩnh theo đuổi đam mê với nghề yêu thích? A.vượt qua mọi khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. B.lựa chọn ngành nghề với sở thích của bạn bè. C.tự tin vào nghề đã chọn cho dù có ý kiến trái chiều. D.chịu trách nhiệm với lựa chọn của bản thân. Câu 15. Đâu không phải là biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường học tập và làm việc? A.có cảm xúc tích cực khi đón nhận môi trường học tập/ làm việc mới. B.lo lắng, hoài nghi về khả năng thực hiện các nhiệm vụ được giao. C.dễ dàng bắt đầu và tập trung cho công việc. D.đạt được mục tiêu công việc đã được giao hoặc đặt ra. Câu 16. Việt có niềm đam mê trong nghiên cứu các cây trồng, vật nuôi nên quyết tâm theo đuổi nghề kĩ thuật viên nông nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, Việt lại nghe nhiều thông tin về sự thay đổi cơ cấu kinh tế của đất nước đang chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Bạn của Việt cũng nói rằng những ngành nghề liên quan đến nông nghiệp sẽ không còn hợp thời. Theo em Việt nên làm gì để thể hiện bản lĩnh bản thân khi theo đuổi nghề yêu thích? A.Việt nên nghe theo bạn Việt và lắng nghe hoàn cảnh thực tế để thay đổi nghề nghiệp phù hợp theo định hướng đất nước. B.Việt nên đối chiếu, so sánh ưu điểm hạn chế giữa các nghề để tiếp tục có nên theo đuổi nghề hay không. C.kiên định với sự lựa chọn nghề nghiệp của mình. D.Việt cần xác định những khó khăn, thách thức của nghề và cách thức vượt qua đồng thời thuyết phục bạn Việt về sự lựa chọn của mình. Câu 17. Đâu là biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân trong suy nghĩ? A.tư duy độc lập. B.kiểm soát cảm xúc. C.tuân thủ nội quy, quy định. D.thể hiện trách nhiệm cao. Câu 18. Đâu là biểu hiện của sự đam mê? A.ít tham gia những hoạt động liên quan đến đam mê. B.cảm thấy chán nản về công việc. C.cảm thấy vui vẻ, hào hứng và thường xuyên nói về công việc mình yêu thích. D.nhụt chí trong việc thực hiện kế hoạch đặt ra. Câu 19. Đâu không phải là biểu hiện của sự tự tin về bản thân? A.luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân. B.chủ động, tự giác trong học tập và cuộc sống. C.tự ti về năng lực của bản thân. D.tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Câu 20. Biểu hiện của ý chí là gì? A.tính hòa đồng. B.tính độc lập. C.Tính bảo thủ. D.tính dựa dẫm. B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện một số biện pháp xử hợp lí trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống: - Tình huống 1: Từ nhỏ Trang đã có sở thích năng khiếu trong việc chăm sóc sắc đẹp. Trang có ước mơ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ học để trở thành chuyên gia trang điểm. Trang quyết tâm làm việc tại thành phố để có cơ hội phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên gia đình lại không muốn cho Trang làm việc xa và đối mặt với những áp lực từ ngành nghề nghệ thuật. - Tình huống 2: Vân được giao nhiệm vụ thể hiện sở trường múa ba – lê trong buổi sinh hoạt do trường phụ trách. Tuy nhiên Vân chưa quen thể hiện trước mặt đông người. Câu 2 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện cách rèn luyện sự tự tin trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống: - Tình huống 1: Em học tốt, tích cực phát biểu và thảo luận trong giờ học của một số môn học nhưng chưa tự tin tham gia hoạt động tập thể. - Tình huống 2: Em được phân công thuyết trình về đề tài nghiên cứu của cả nhóm, nhưng em lại chưa quen với việc trình bày vấn đề trước đông người. Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy nêu các biện pháp để hoàn thành tiến độ công việc theo thời gian. Câu 4 (1,0 điểm). Em hãy nêu cách thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự trung thực khi tuân thủ nội quy, quy định? ………………………………. |