Văn bản trên thuộc thể loại nào? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láyI. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 4. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy: “an ủi, bầu trời, che chở, bảo vệ”? Câu 5. Em hiểu nghĩa của từ “bảo vệ” trong câu “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.” là gì? Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?” Câu 7. Khi nghe mẹ nói "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy", ốc sên đã có hành động gì? Qua hành động đó cho em cảm nhận được gì về nhân vật ốc sên? Câu 8. Hãy viết đoạn văn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày bài học cuộc sống mà em rút ra từ câu chuyện. |