Người sống có lí tưởng sẽ? Chi đoàn trường THCS X phát động cuộc thi viết về chủ đề “Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay”. Khi bạn H (bí thư lớp 9A) phổ biến về nội dung, thể lệ cuộc thi cho các bạn trong lớp, T đã quay sang nói nhỏ với K rằng: “Ui xời, học sinh THCS đang tuổi ăn chưa no, lo chưa tới thì nên tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Còn việc cống hiến cho đất nước là việc làm suốt đời. Ai tham gia thi thố thì cứ việc, còn tớ thì không rảnh để làm”. Nếu là bạn K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?Câu 1. Người sống có lí tưởng sẽ A. được xã hội công nhận, tôn trọng. B. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng. C. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. D. bị những người xung quanh xa lánh. Câu 2. Chi đoàn trường THCS X phát động cuộc thi viết về chủ đề “Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay”. Khi bạn H (bí thư lớp 9A) phổ biến về nội dung, thể lệ cuộc thi cho các bạn trong lớp, T đã quay sang nói nhỏ với K rằng: “Ui xời, học sinh THCS đang tuổi ăn chưa no, lo chưa tới thì nên tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Còn việc cống hiến cho đất nước là việc làm suốt đời. Ai tham gia thi thố thì cứ việc, còn tớ thì không rảnh để làm”. Nếu là bạn K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Giải thích rõ, khuyên T nên tích cực hưởng ứng cuộc thi. B. Không quan tâm vì không ảnh hưởng gì đến mình. C. Chê bai T vì T chưa hiểu rõ và thiếu lí tưởng sống. D. Đồng tình với bạn T vì ý kiến này rất hợp lí. Câu 3. Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào? A. Ông B là người khiêm tốn. B. Ông B là người kỹ tính. C. Ông B là người hẹp hòi. D. Ông B là người khoan dung. Câu 4. Một trong những biểu hiện của khoan dung là A. quan tâm, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, hoạn nạn.B. lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác. C. tự làm lấy mọi công việc bằng khả năng, sức lực của mình.D. tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Câu 5. Khi có lòng khoan dung, các mối quan hệ trong xã hội sẽ trở nên A. xung đột, mâu thuẫn hơn.B. quan trọng, cần thiết hơn.C. xa cách, căng thẳng hơn.D. lành mạnh, tốt đẹp hơn. Câu 6. Mùa hè năm 2016, Đoàn Thanh niên tình nguyện của Trường Đại học X đã đi đến một số nơi xa xôi, hẻo lánh của miền núi để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động bảo vệ môi trường. Việc làm này của Đoàn thanh niên là thể hiện điều gì dưới đây? A. Hoạt động bảo vệ môi trường. B. Trách nhiệm của thanh niên trong cộng đồng. C. Hoạt động mùa hè xanh. D. Trách nhiệm về công tác tình nguyện. Câu 7. “Rộng lòng tha thứ” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Cảm thông. B. Khoan dung. C. Từ bi. D. Nhân ái. Câu 8. Hoạt động nào sau đây là hoạt động cộng đồng? A. Phong trào mùa hè Xanh. B. Kinh doanh mặt hàng thời trang. C. Đóng thuế thu nhập cá nhân. D. Cho vay tiền với lãi suất cao. Câu 9. Nội dung nào sau đây không thể thể hiện giá trị của lòng khoan dung? A. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt. B. Giúp người mắc lỗi có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm. C. Giúp các mối quan hệ trong xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn. D. Giúp bản thân và gia đình thu được nhiều lợi ích vật chất. Câu 10. Hành động của bạn N trong tình huống sau cho thấy bạn N có đức tính nào? Trên đường đi học về, khi đến ngã tư, bạn N dừng xe đúng ngay vạch chờ đèn đỏ. Bất chợt từ phía sau, một chiếc xe máy va vào xe đạp của bạn N. Ngay lúc đó, bạn N liền nghe có tiếng “Xin lỗi cháu!" cất lên. Bạn N quay lại thì nhìn thấy vẻ mặt đầy lo lắng của bác gái lỡ va phải xe mình. Thấy vậy, bạn N nhẹ nhàng đáp lại: "Xe của cháu không sao. Bác cứ đi nhé". A. Tự lập. B. Chăm chỉ. C. Kiên trì. D. Khoan dung. Câu 11. Hành động nào sau đây là biểu hiện của khoan dung? A. Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt. B. Kì thị, phân biệt giữa các vùng miền. C. Tự tin đương đầu với khó khăn, thử thách. D. Giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. Câu 12. Người tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ A. được mọi người yêu mến, quý trọng. B. luôn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. C. thu nhiều lợi ích vật chất cho bản thân. D. luôn bị người khác lùa gạt, lợi dụng. Câu 13. Người có lòng khoan dung sẽ A. bị mọi người kì thị, xa lánh. B. được mọi người yêu mến, tin cậy. C. bị người khác lừa gạt, lợi dụng. D. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Câu 14. “Việc mỗi người xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại” đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Sống lương thiện. B. Sống giản dị. C. Sống có lí tưởng. D. Sống trách nhiệm. Câu 15. Để thực hiện lý tưởng sống, các bạn học sinh cần A. sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch rõ ràng.B. có kế hoạch học tập cụ thể và điều chỉnh khi cần thiết. C. học tập tùy hứng, gặp khó khăn dễ dàng nản chí. D. trốn tránh trách nhiệm khi phạm phải sai lầm, thiếu sót. Câu 16. Đối với các hành vi thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng, chúng ta cần A. thờ ơ, vô cảm. B. tuyên dương, khen thưởng .C. học tập, noi gương. D. phê phán. Câu 17. Thông điệp nào dưới đây phản ánh về hoạt động hiến máu nhân đạo? A. “Một giọt máu đào, hơn ao nước lã”. B. “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”. C. “Một thế giới trong sạch, vạn tâm hồn trong xanh”. D. “Nước là máu của sự sống”. Câu 18. Hành động nào sau đây là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp? A. Đưa ra lời khuyên cho người khác nhưng không bao giờ thực hiện cho bản thân B. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện với tinh thần giúp đỡ cộng đồng. C. Chăm chỉ làm việc nhưng luôn tính toán thiệt hơn cho bản thân. D. Tham gia các hoạt động tình nguyện nhưng chỉ vì lợi ích cá nhân. Câu 19. Thông điệp “Sống tốt với môi trường là sống tốt cho chính mình” phản ánh về hoạt động cộng đồng nào sau đây? A. Bảo vệ môi trường. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Hiến máu nhân đạo. D. Bảo tồn di sản văn hóa. Câu 20. Một trong những ý nghĩa của việc sống có lí tưởng là A. tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.B. góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. C. thu được nhiều lợi ích vật chất cho bản thân và gia đình.D. tạo lập được một không gian sống gọn gàng, đơn giản hơn. Câu 21. Câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của con người? A. Khoan dung. B. Cảm thông. C. Chăm chỉ. D. Đoàn kết. Câu 22. Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng? A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên. B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia. C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội. D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định. Câu 23. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung? A. Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến. B. Kì thị, phân biệt giữa các vùng miền, dân tộc. C. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.D. Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác. Câu 24. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của lí tưởng sống? A. Có kế hoạch học tập cụ thể và điều chỉnh khi cần thiết.B. Nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt. C. Sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch rõ ràng.D. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Câu 25. Người có lòng khoan dung sẽ A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. B. bị người khác lừa gạt, lợi dụng. C. bị mọi người kì thị, xa lánh. D. được mọi người yêu mến, tin cậy. Câu 26. Biểu hiện của khoan dung là gì? A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm. B. Quan tâm, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn. C. Tự làm lấy mọi công việc bằng khả năng, sức lực của mình. D. Tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Câu 27. Câu tục ngữ “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của con người? A. Khoan dung. B. Đoàn kết. C. Chăm chỉ. D. Cảm thông. Câu 28. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung? A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm. B. Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác. C. Kì thị, phân biệt giữa các vùng miền, dân tộc. D. Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến. Câu 29. Lòng khoan dung không đem lại giá trị nào sau đây? A. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt. B. Giúp người mắc lỗi có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm. C. Giúp các mối quan hệ trong xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn. D. Giúp bản thân và gia đình thu được nhiều lợi ích vật chất. Câu 30. Hành động của bạn N trong tình huống sau cho thấy bạn N có đức tính nào? Tình huống. Trên đường đi học về, khi đến ngã tư, bạn N dừng xe đúng ngay vạch chờ đèn đỏ. Bất chợt từ phía sau, một chiếc xe máy va vào xe đạp của bạn N. Ngay lúc đó, bạn N liền nghe có tiếng “Xin lỗi cháu!" cất lên. Bạn N quay lại thì nhìn thấy vẻ mặt đầy lo lắng của bác gái lỡ va phải xe mình. Thấy vậy, bạn N nhẹ nhàng đáp lại: "Xe của cháu không sao. Bác cứ đi nhé". A. Tự lập. B. Chăm chỉ. C. Khoan dung. D. Kiên trì |