Đọc văn bản sau:Đề số 04: Đọc văn bản sau: TỰ TRÀO (Nguyễn Khuyến) Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước(1), Bạc chửa thâu canh đã chạy làng(2). Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang. Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng(3)! (Trích Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984) Chú thích: (1) Ý cả câu: Ý nói thời cuộc diễn biến dở chừng mà nước đã mất, bế tắc như cờ bí nước. (2)Ý cả câu: Ý nói chưa trọn cuộc đời làm quan đã bỏ về ở ẩn, như con bạc chạy làng. (3) Theo chế độ thi cử thời xưa, những người đỗ tiến sĩ được ghi họ tên lên bảng vàng và khắc tên vào bia đá. Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào? Câu 3. Em hiểu nhan đề “Tự trào” có nghĩa là gì? Câu 4. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự trào” điều gì? Câu 5. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là gì? Câu 6. “Tự trào” cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? Câu 7. Em có đồng tình với ý kiến “Tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thuý và thấm đẫm nước mắt” không? Vì sao? Câu 8. Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc tự đánh giá bản thân trong cuộc sống. Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thuý và thấm đẫm nước mắt? Trả lời trong khoảng 5 − 7 dòng.
Câu 9. Em có khi nào “tự trào” không? Hãy lí giải cụ thể. Trả lời trong khoảng 5 − 7 dòng. |