Nhung Vh | Chat Online
27/11 13:01:30

Đầu thế kỉ XVII, ngành công nghiệp phát triển nhất ở nước Anh là


Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1. Đầu thế kỉ XVII, ngành công nghiệp phát triển nhất ở nước Anh là

A. luyện kim. B. máy hơi nước. C. len, dạ. D. chế tạo máy móc.

Câu 2. Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp trước cách mạng gồm những lực lượng nào?

A. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị.             B. Quý tộc, nông dân, tăng lữ, thợ thủ công.

C. Tăng lữ, quý tộc và tư sản, nông dân.             D. Vua, quan lại, tăng lữ, bình dân thành thị

Câu 3. Đến giữa thế kỉ XVIII, miền Bắc của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ phổ    biến phát triển

A. kinh tế đồn điền.      B. công trường thủ công.      C. dệt và làm gốm. D. phường hội thủ công.

Câu 4. Đến giữa thế kỉ XVIII, miền Nam của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ phổ  biến phát triển

A. công thương nghiệp. B. đồn điền, trang trại.

C. luyện kim và đóng tàu. D. khai thác dầu mỏ.

Câu 5. Từ thế kỉ XVII, nền nông nghiệp Anh có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Lạc hậu, manh mún, công cụ lao động thô sơ       B. Bị cạnh tranh gay gắt bởi nông nghiệp Pháp.

C. Phương thức kinh doanh mới thâm nhập mạnh    D. Phát triển mạnh mẽ trong ngành đồn điền cao su.

Câu 6. Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI- XVIII là 

A. lật đổ chế đổ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó.

B. lật đổ chế độ phong kiến, cổ đại cùng tàn tích của nó.

C. tạo điều kiện cho sự phát triển của chế độ phong kiến.

D. mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Câu 7. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI -    XVIII có hai nhiệm vụ cơ bản là

A. dân tộc và dân chủ.      B. dân tộc và dân sinh.        C. độc lập và tự do.  D. dân chủ và dân quyền.

Câu 8. Một trong những lực lượng lãnh đạo chủ yếu của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI – XVIII là giai cấp

A. tư sản.       B. công nhân.       C. nông dân.      D. địa chủ.

Câu 9. Lãnh đạo của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là

A. tư sản và chủ nô.      B. tư sản và quý tộc mới.      C. tăng lữ và quý tộc.   D. Chủ nô và quý tộc

Câu 10. “Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Sác- lơ I, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư   bản” là mục tiêu của cuộc cách mạng tư sản ở quốc gia nào sau đây?

A. Nga         B. Pháp.          C. Anh.       D. Bắc Mỹ.

Câu 11. Một trong những ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là

A. lật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.

B. thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập Mĩ Latinh.

C. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế do vua Sác – lơ I đứng đầu

D. lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.

Câu 12. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII đã

A. lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến         B. thiết lập chế độ dân chủ cộng hòa ở Anh.

C. thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh.     D. giành độc lập dân tộc từ tay thực dân Pháp.

Câu 13. Mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại khác nhau là do

A. điều kiện lịch sử.       B. giai cấp lãnh đạo.       C. động lực cách mạng.  D. nhiệm vụ cách mạng.

Câu 14. Đặc điểm nổi bật của tình hình chính trị nước Anh và Pháp trước khi bùng  nổ cách mạng tư sản là

A. tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế.          B. là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

C. xuất hiện kinh tế tư bản chủ nghĩa.            D. xuất hiện trào lưu triết học ánh sáng.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XVIII?

A. Lấy Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng.       B. Xuất hiện trào lưu Triết học ánh sáng.

C. Xã hội phân chia thành các đẳng cấp.         D. Vua Lu-I XVI có quyền lực tuyệt đối.

Câu 16. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giữa thế kỉ      XVIII là

A. miền Nam chủ yếu phát triển kinh tế công nghiệp.    

B. miền Bắc chủ yếu phát triển kinh tế thương nghiệp.

C. kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

D. phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa thâm nhập

Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI - XVIII?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó.

B. Tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

C. Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và liên minh của họ

D. Mở ra thời đại thời đại thắng lợi của chế độ xã hội chủ nghĩa

Câu 18. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

A. Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu vua Sác- lơ I.       

B. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập

C. Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu vua Lu- i XVI.   

D. Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô

Câu 19. Một trong những điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là

A. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.     B. do tư sản và chủ nô lãnh đạo.

C. xóa bỏ chế độ phong kiến và nô lệ.                   D. Diễn ra dưới hình thức nội chiến.

Câu 20. Điểm khác biệt về tình hình chính trị Bắc Mĩ so với nước Anh và Pháp    trước khi cách mạng tư sản bùng nổ thế kỉ XVIII là

A. thực dân phương Tây thống trị         B. chế độ phong kiến kìm hãm.

C. xuất hiện tầng lớp quí tộc mới.        D. xã hội tồn tại chế độ đẳng cấp.

Câu 21. Điểm chung trong tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVII - XVIII là

A. Xuất hiện trào lưu tư tưởng tiến bộ của tư sản.       B. Xuất hiện trào lưu triết học ánh sáng.

C. Xuất hiện các giai cấp, tầng lớpxã hội mới.            D. Xuất hiện trào lưu xã hội không tưởng.

Câu 22. Nhận xét nào sau đây là đúng về ý nghĩa cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

A. Lật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.

B. Tạo điều kiện đầy đủ nhất cho kinh tế tư bản phát triển.

C. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh

D. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến tiến bộ ở Pháp

Câu 23. Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đều

A. dẫn đến xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.    

B. tạo ra một nền dân chủ, tự do thực sự, rộng rãi

C. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa.             

D. lật đổ chế độ thực dân, thiết lập nền cộng hòa. 

Câu 24: Trước khi cách mạng tư sản bùng nổ, cả Anh và Pháp đều

A. theo thể chế quân chủ chuyên chế            B. theo thể chế quân chủ lập hiến

C. là thuộc địa của thực dân bên ngoài         D. có nền nông nghiệp lạc hậu, manh mún

Câu 25: Nội dung nào phản ánh không đúng về nhiệm vụ dân chủ trong các cuộc  cách mạng tư sản thời cận đại?

A. Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế.                B. Xác lập nền dân chủ tư sản.

C. Đem lại quyền tự do chính trị cho người dân.      D. Thống nhất thị trường dân tộc.

Câu 26: Ở nước Anh, do sự phát triển của ngành công nghiệp len dạ làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất. Nhiều quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa, giàu lên nhanh chóng, trở thành tầng lớp

A. tư sản          B. chủ nô         C. quý tộc phong kiến          D. quý tộc mới

Câu 27. Sự phát triển của nền kinh tế đã làm biến đổi xã hội Tây Âu và Bắc Mỹ, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đại diện cho phương thức sản xuất

A. tư bản chủ nghĩa.              B. phong kiến.                C. xã hội chủ nghĩa.         D. chiếm hữu nô lệ.

Câu 28: Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVII - XVIII là

A. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền.             B. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội.

C. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.      D. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.

Câu 29. Lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII không bao gồm lực lượng nào sau đây?

A. tư sản.            B. quý tộc mới.        C. chủ nô.         D. công nhân.

Câu 30. Nội dung nào sau đây là tiền đề về kinh tế dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVII – XVIII?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến.

B. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tỉnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh.

C. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị.

D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến.

Câu 31. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (cuối thế kỷ XVIII) và cuộc cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII) có điểm giống nhau nào sau đây?

A. Chống thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.    B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. Có sự lãnh đạo của tầng lớp quý tộc mới.   D. Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến.

Câu 32. “ Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Lu – I XVI, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản” là mục tiêu của cách mạng tư sản nào sau đây?

A. Đấu tranh thống nhất nước Đức     B. Cách mạng tư sản Pháp

C. Cách mạng tư sản Anh.                  D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Câu 33: Điền chữ Đ vào cột Đúng, chữ S vào cột Sai trong các câu sau đây

STT

Nội dung

Đúng

Sai

 

1

Các cuộc cách mạng tư sản có mục tiêu chung là lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, thiết lập nền thống trị của giai cấp vô sản

 

 

 

2

Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là công nghiệp sản xuất len dạ và ngoại thương

 

 

 

3

Cách mạng tư sản Pháp diễn ra dưới hình thức nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc

 

 

 

4

Lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới

 

 

 

5

Cách mạng tư sản Anh đã mở ra thời đại mới: thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước Âu – Mỹ

 

 

 

6

Mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản không phụ thuộc vào điều kiện lịch sử

 

 

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 34: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

                                                                                             (Tuyên ngôn Độc lập (Mĩ, năm 1776)

Tư liệu 2:

“Điều 1. Con người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng. Những sự phân biệt xã hội chỉ có thể dựa trên lợi ích chung.

Điều 17. Quyền tư hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng không ai có thể bị tước bỏ”

                                                                     (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, năm 1789))

a. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời từ cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

b. Điểm chung của Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp là đề cao quyền con người và quyền công dân

c. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp năm 1789 không đề cao quyền tư hữu cá nhân vì đó là biểu hiện cho sự phân biệt giàu – nghèo trong xã hội

d. Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945), chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nói nổi tiếng trong bản tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp

Câu 35: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

       “Các cuộc cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ cơ bản là dân tộc và dân chủ

        Nhiệm vụ dân tộc là xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đầy đủ bốn yếu tố: lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, nền văn hóa chung và nền kinh tế chung

       Nhiệm vụ dân chủ thể hiện thông qua việc xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản, mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu”

                                                                     (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.9)

a. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của các cuộc cách mạng tư sản là nhiệm vụ dân tộc

b. Cách mạng tư sản Pháp đã xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Như vậy, cách mạng tư sản Pháp đã thực hiện nhiệm vụ dân chủ

c. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII chỉ thực hiện nhiệm vụ dân tộc

d. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII vừa thực hiện nhiệm vụ dân tộc, vừa thực hiện nhiệm vụ dân chủ

Câu 36: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

      “Các cuộc cách mạng tư sản đều giành thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến, thực dân và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

       Do điều kiện lịch sử ở mỗi nước khác nhau nên thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản cũng khác nhau. Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành được độc lập dân tộc. Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa”

                                                                (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.10)

a. Mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản phụ thuộc vào điều kiện lịch sử của mỗi nước

b. Sau cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVII, nước Anh thiết lập chế độ Cộng hòa

c. Điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho kinh tế hàng hóa phát triển

d. Cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mĩ thế kỉ XVII – XVIII đều lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến

Câu 37: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tình hình chính trị của nước Anh trước cách mạng: “Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế mà không cần hỏi ý kiến của Quốc hội. Vua đứng đầu Giáo hội Anh (Anh giáo), tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo (tôn giáo cải cách), lập ra các tòa án để buộc tội những người chống đối”

                                          (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.7)

a. Ở nước Anh trước cách mạng tư sản, nhà vua nắm quyền lực tối cao và vô hạn

b. Vua Anh tôn trọng quyền quyết định của Quốc hội trong xây dựng luật pháp.

c. Ở nước Anh trước cách mạng tư sản diễn ra cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng giữa Anh giáo và Thanh giáo

d. Anh giáo là ngọn cờ tư tưởng tiến bộ của tư sản và quý tộc mới ở Anh nhằm chống lại chế độ phong kiến

Câu 38: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã giải phóng nhân dân các thuộc địa Anh khỏi ách thống trị thực dân, đưa đến sự thành lập nhà nước tư sản đầu tiên ở ngoài châu Âu, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh phát triển và có ảnh hưởng tích cực đến phong trào giành độc lập ở nhiều nơi trên thế giới vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX”

                                         (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.11)

a. Thắng lợi của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu

b. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản vĩ đại và triệt để nhất trong các thế kỉ XVI – XIX

c. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đưa đến sự thành lập nhà nước dân chủ tư sản đầu tiên trên thế giới

d. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thắng lợi đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước trên thế giới

Câu 39: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về tiền đề, mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản.

1. Những biến đổi về kinh tế làm mâu thuẫn xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ ngày càng gay gắt.

2. Càng giàu có về kinh tế, giai cấp tư sản và đồng minh lại càng khao khát có quyền chính trị tương ứng.

3. Giai cấp tư sản tìm mọi cách để thuyết phục nhà vua tạo điều kiện thuận lợi cho họ kinh doanh.

4. Dẫn đường cho các cuộc cách mạng tư sản là tư tưởng của Giáo hội Thiên Chúa.

5. Khi chưa có hệ tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng của Giáo hội Thiên Chúa giáo là ngọn cờ tập hợp quần chúng làm cách mạng.

6. Đạo Tin lành ở Hà Lan và Thanh giáo ở Anh dẫn đường cho giai cấp tư sản và quần chúng ở các nước này đấu tranh chống phong kiến, tiến hành cách mạng tư sản.

7. Cách mạng tư sản nhằm xoá bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

8. Cách mạng tư nhằm củng cố quyền lực của quý tộc phong kiến và tăng lữ.

- Các câu đúng là: 1, 2, 6, 7

- Các câu sai là: 3, 4, 5, 8.

Câu 40: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Hiện tượng “Cừu ăn thịt người” là câu nói của Tô – mát Mo – rơ miêu tả thảm cảnh của người nông dân Anh trong phong trào “rào đất cướp ruộng” cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.

Quý tộc mới (quý tộc tư sản hóa) đã đuổi nông dân ra khỏi những mảnh đất mà họ đã từng canh tác để biến thành đồng cỏ nuôi cừu, kinh doanh thu lợi nhuận, tạo ra sự tích lũy tư bản nguyên thủy”

                                                         (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.5)

a. Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập mạnh vào nông nghiệp Anh

b. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào “rào đất cướp ruộng” ở Anh là do sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp len dạ

c. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp làm xuất hiện tầng lớp quý tộc mới, sau này đã liên minh với tư sản chống lại chế độ phong kiến Anh

d. Phong trào “rào đất cướp ruộng” đã góp phần cải thiện đời sống của nông dân Anh trước cách mạng tư sản

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn