Đọc văn bảnĐỀ SỐ 3. Đọc văn bản sau: Năm mới chúc nhau Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau: Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu. Phen này ông quyết đi buôn cối, Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu? Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Đứa thì mua tước, đứa mua quan. Phen này ông quyết đi buôn lọng, Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn. Phố phường chật hẹp, người đông đúc, Bồng bế nhau lên nó ở non.
Chúc cho khắp hết ở trong đời. Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước, Sao được cho ra cái giống người. (Trần Tế Xương, Thơ Tú Xương, NXB Văn học, 1992) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ "Năm mới chúc nhau" là một tác phẩm của nhà thơ Trần Tế Xương, người Việt Nam thế kỷ 19. Tuy nhiên, không có đủ thông tin để xác định chính xác hoàn cảnh ra đời của bài thơ này. Trần Tế Xương là một nhà thơ nổi tiếng trong thời kỳ phục hưng văn học Việt Nam, và ông đã sáng tác nhiều bài thơ mang tính chất tình cảm và tâm trạng. Bài thơ "Năm mới chúc nhau" có thể được viết trong bối cảnh năm mới, khi mọi người tụ họp để chúc nhau mừng năm mới và gửi lời chúc tốt đẹp nhất cho nhau. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. Là nhân vật “nó” B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “ông”, “ta” D. Là vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước Câu 3. Nét văn hóa nào của dân tộc được nhắc tới trong bài thơ? A. Cầu may đầu năm B. Lì xì đầu năm C. Chúc Tết đầu năm D. Buôn bán đầu năm Câu 4. Đâu không phải là lời chúc của nhân vật “nó”? A. Trăm tuổi bạc đầu B. Cái sự giàu C. Cái sự sang D. Cho ra cái giống người Câu 5. Nhân vật “ông” quyết đi buôn lọng vì lí do gì? A. Vì có nhiều kẻ mua tước, mua quan muốn ra oai B. Vì buôn lọng vốn là nghề của “ông” C. Vì có nhiều kẻ làm quan cần lọng để che mưa, che nắng D. Vì thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu Câu 6. Việc sử dụng cặp đại từ “nó – ông” trong văn bản biểu thị thái độ nào của chủ thể trữ tình? A. Coi thường, khinh rẻ, giễu cợt B. Coi trọng, nể phục, tán đồng C. Vui vẻ, phấn khởi D. Thất vọng, buồn đau Câu 7. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc câu: “Lẳng lặng mà nghe nó chúc…” là gì? A.Nhấn mạnh đối tượng trào phúng trong bài thơ, giúp người đọc dễ hình dung về bản chất của “nó”. B. Tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về đối tượng trào phúng trong bài thơ, đồng thời thấy được tình cảm, thái độ của chủ thể trữ tình. C. Nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về đối tượng trào phúng trong bài thơ, tạo sự liên kết và nhịp điệu cho đoạn thơ. D. Thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ: khắc họa cụ thể, chi tiết, ấn tượng về đối tượng trào phúng trong bài thơ. Câu 8. Giọng điệu chủ đạo của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì? A. Trữ tình sâu lắng B. Mỉa mai – châm biếm C. Đả kích D. Hài hước, bông đùa Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 9. Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại? Câu 10. Lời chúc năm mới trong bài thơ gợi cho anh chị suy nghĩ gì? |