Khi hít vào không khí sẽ lần lượt đi qua các cơ quanCâu 1: Khi hít vào không khí sẽ lần lượt đi qua các cơ quan: A. Khoang mũi → khí quản → hầu → thanh quản → phế quản → phế nang . B. Khoang mũi → hầu → phế quản → phế nang → khí quản → thanh quản. C. Khoang mũi → khí quản → phế quản → hầu → thanh quản → phế nang. D. Khoang mũi → hầu → thanh quản → khí quản → phế quản → phế nang. Câu 2. Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là: A. Khí quản. B. Phế quản. C. Phế nang. D. Thanh quản. Câu 3. Quan sát hình vẽ và cho biết, khi chúng ta thở ra thì: Vuihoc.vn đồng hành cùng các em vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong học tập A. Xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành co lại khiến thể tích lồng ngực tăng. B. Xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành co lại khiến thể tích lồng ngực giảm. C. Xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực tăng. D. Xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực giảm. Câu 4. Trong khi ăn cơm, hai chị em Lan và Hưng nói chuyện và cười đùa rất to. Thấy vậy, mẹ hai bạn tỏ ý không hài lòng và yêu cầu hai chị em phải tập trung vào việc nhai, nuốt thức ăn, không nên vừa ăn vừa cười đùa. Tại sao mẹ hai bạn lại khuyên các con của mình như vậy? Câu 5. Vì sao chúng ta không nên đốt than củi trong phòng kín khi ngủ? Dạng 2. Bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp Câu 1. Ho có đờm lẫn máu là một trong số những biểu hiện thường gặp của bệnh nào sau đây? A. Lao phổi. B. Viêm phổi. C. Tiêu chảy. D. Viêm mũi. Câu 2. Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng : A. Dung tích sống của phổi. B. Lượng khí cặn của phổi. C. Khoảng chết trong đường dẫn khí. D. Lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp. Câu 3. Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp? A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này. Vuihoc.vn đồng hành cùng các em vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong học tập B. Vì khi hít thở sâu thì oxygen sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn. C. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi. D. Tất cả các phương án còn lại. |