Quy luật địa ô là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên theo ..ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CKI – 10 – HỌC SINH Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ được chọn một phương án. Câu 1. Quy luật địa ô là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên theo A. vĩ độ. B. độ cao. C. mùa. D. kinh độ. Câu 2. Thổi quanh năm từ đai áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo là A. gió Tây ôn đới. B. gió Mậu dịch. C. gió Đông cực. D. gió mùa. Câu 3. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp cao? A. Xích đạo, chí tuyến. B. Ôn đới, xích đạo. C. Cận chí tuyến, cực. D. Cực, ôn đới. Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng với sự thay đổi của khí áp? A. Nhiệt độ tăng khí áp tăng. B. Độ cao tăng khí áp giảm. C. Độ ẩm tăng khí áp tăng. D. Không khí khô khí áp tăng. Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lớp vỏ địa lí? A. Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Thạch quyển. B. giới hạn dưới lên đến độ sâu khoảng 15km. C. Giới hạn trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. D. Độ dày của vỏ địa lí khoảng 20 – 25 km. Câu 6. Gió mùa được hình thành chủ yếu do A. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. B. các đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. C. sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển theo ngày đêm. D. hoạt động của gió kết hợp với độ cao địa hình và hướng sườn núi theo mùa. Câu 7. Có tác động mạnh nhất đến quá trình phong hóa đá và hình thành đất là vai trò của nhân tố A. địa hình. B. khí hậu. C. đá mẹ. D. sinh vật. Câu 8. Nơi mưa nhiều thường có A. hoạt động của gió Mậu dịch. B. dải hội tụ nhiệt đới đi qua. C. dòng biển lạnh chảy qua. D. gió đông cực hoạt động. Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự phân bố mưa trên Trái Đất? A. Mưa nhiều nhất ở xích đạo. B. Mưa khá nhiều ở cực. C. Mưa ít nhất ở vùng ôn đới. D. Mưa ít nhất ở chí tuyến. Câu 10. Chế độ dòng chảy của sông phụ thuộc chủ yếu vào A. số lượng hồ đầm B. đặc điểm địa hình. C. lớp phủ thực vật. D. chế độ mưa. Câu 11. Hồ Tây (Hà Nội) thuộc loại hồ nào sau đây? A. Hồ núi lửa. B. Hồ móng ngựa. C. Hồ kiến tạo. D. Hồ nhân tạo. Câu 12. Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào những ngày A. trăng tròn và không trăng. B. trăng khuyết và không trăng. C. trăng khuyết và trăng tròn. D. không trăng và có trăng. Câu 13. Dòng biển nóng thường A. chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp. B. xuất hiện vào mùa đông. C. chảy từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao. D. chảy theo hướng Bắc-Nam. Câu 14. Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu do A. mưa. B. gió. C. động đất. D. núi lửa. Câu 15. Băng tuyết tồn tại ở thể nào sau đây? A. Rắn. B. Lỏng. C. Hơi. D. Khí. Câu 16. Nhân tố khởi đầu cho quá trình hình thành đất là A. thời gian. B. địa hình. C. khí hậu. D. đá mẹ. Câu 17. Các nhân tố nào sau đây của địa hình có ảnh hưởng nhiều nhất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật A. độ cao và hướng sườn. B. hướng nghiêng và độ dốc. C. độ dốc và hướng sườn. D. hướng nghiêng và độ cao. Câu 18. Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất là A. địa hình. B. thổ nhưỡng. C. khí hậu. D. sinh vật. Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng về nước ngầm. A. Do nước trên mặt thấm xuống. B. Tồn tại ở trạng thái rắn. C. Tập trung chủ yếu ở cực. D. Rải rác trên đỉnh núi cao. Câu 20. Đất là lớp vật chất tơi xốp A. nằm dưới tầng đá gốc. B. trên bề mặt băng tuyết. C. nằm dưới tầng đá mẹ. D. trên bề mặt lục địa. Câu 21. Đặc trưng quan trọng của đất là A. độ phì. B. tuổi đất. C. độ dày. D. màu sắc. Câu 22. Độ muối cao nhất thuộc các biển và đại dương ở khu vực nào sau đây? A. Ôn đới. B. Chí tuyến. C. Xích đạo. D. Gần cực. Câu 23. Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật nào? A. Địa ô. B. Địa đới. C. Đai cao. D. Thống nhất và hoàn chỉnh. Câu 24. Theo vĩ độ, khu vực nào có lượng mưa trung bình năm lớn nhất? A. Ôn đới. B. Chí tuyến. C. Xích đạo. D. Cực. Câu 25. Vỏ Trái Đất ở lục địa có độ dày là A. 70 km. B. 3470 km. C. 5 km. D. 2900 km. Câu 26. Qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là A. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các loài trong sinh vật B. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các bộ phận của trái đất C. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các tầng của khí quyển D. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các thành phần của lớp vỏ địa lí Câu 27. Nguyên nhân chính gây ra tính địa đới là A. Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời. B. Sự thay đổi theo mùa của lượng bức xạ mặt trời. C. Trái Đất hình cầu, lượng bức xạ giảm dần từ Xích đạo về cực. D. Sự phân phối không đều của lượng bức xạ mặt trời trên Trái Đất. Câu 28. Đới khí hậu nào sau đây nằm hoàn toàn trong phạm vi từ chí tuyến bắc đến chí tuyến nam? A. Nhiệt đới. B. Ôn đới. C. Xích đạo. D. Cận nhiệt. Câu 29. Loại gió nào sau đây thổi gần như quanh năm từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo? A. Gió Mậu dịch. B. Gió Tây ôn đới. C. Gió Phơn. D. Gió mùa. Câu 30. Tầng khí quyển nào sau đây nằm sát mặt đất? A. Tầng giữa. B. Bình lưu. C. Tầng nhiệt. D. Đối lưu. Câu 31. Gió Đông cực thổi trong khoảng vĩ độ nào sau đây? A. 00B đến 300B. B. 00N đến 300N. C. 600B đến 900B. D. 300B đến 600B. Câu 32. Nhiệt độ nước biển có xu hướng A. tăng dần từ Xích đạo về hai cực. B. tăng dần từ Xích đạo về chí tuyến sau đó giảm dần về hai cực. C. giảm dần từ Xích đạo về chí tuyến sau đó tăng dần về hai cực. D. giảm dần từ Xích đạo về hai cực. Câu 33. Gió Tây ôn đới thổi trong khoảng vĩ độ nào sau đây? A. 600B đến 900B. B. 300B đến 600B C. 00N đến 300N. D. 0B0B đến 300B Câu 34. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất không bao gồm A. hơi nước trong khí quyển. B. lượng mưa hàng năm. C. nước trong các biển, đại dương. D. nước trên lục địa. Phần II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Gió phơn hình thành và chuyển động song song với mặt đất. Khi bị núi chắn ngang thì gió phải vượt lên cao, lên tầng không khí loãng và lạnh hơn, khiến cho hơi nước ngưng tụ, gây mưa bên triền núi hứng gió và đồng thời làm gió giảm áp suất. Khi đã qua đỉnh núi thì gió trở thành một luồng không khí khô nên khi đi từ trên cao xuống, gặp không khí đặc hơn gió sẽ bị nén lại. Quá trình đó làm tăng nhiệt độ của gió. a. Gió phơn có thể xuất hiện ở nhiều dạng địa hình khác nhau trên Trái Đất. b. Ở sườn đón gió nhiệt độ thấp hơn sườn khuất gió. c. Ở sườn khuất gió thường không có mưa trong thời kì gió hoạt động. d. Dãy núi càng cao thì khi xuống núi mức gia tăng nhiệt càng lớn và càng khô. Câu 2. Cho bảng số liệu Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu Nam (đơn vị: 0C) Vĩ độ 00 200 300 400 500 600 700 800 Nhiệt độ trung bình năm 24,5 24,7 19,3 10,4 5,0 2,0 -10,2 -50,0 Biên độ nhiệt độ năm 1,8 5,9 7,0 4,9 4,3 11,8 19,5 28,7 a. Nhiệt độ trung bình năm giảm từ xích đạo về cực. b. Biên độ nhiệt năm tăng từ xích đạo về cực. c. Khu vực ôn đới có nhiệt độ trung bình năm cao nhất. d. Nhiệt độ trung bình năm thay đổi theo vĩ độ do góc nhập xạ giảm từ xích đạo về cực. Câu 3. Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và các đảo, được tạo thành do quá trình phong hoá các loại đá. Đất được cấu tạo bởi các thành phần chính, gồm chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì. Độ phì là khả năng đất cung cấp nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (như nhiệt độ, không khí,...), thực vật sinh trưởng và phát triển. a. Đất là một thành phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất. b. Đất là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. c. Đặc trưng cơ bản nhất của đất là chất khoáng. d. Đất được hình thành do tác động đồng thời của nhiều nhân tố. Câu 4. Cho đoạn thông tin: " Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng. Độ muối trung bình của nước biển là 35‰. Độ muối tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào. Độ muối còn thay đổi theo vĩ độ: vùng Xích đạo độ muối là 34,5‰, vùng chí tuyến độ muối là 36,8‰, vùng ôn đới độ muối giảm xuống 35‰, vùng gần cực độ muối chỉ còn 34‰” a. Lượng nước sông đổ vào càng nhiều thì độ muối càng cao. b. Độ muối tăng dần từ vùng ven biển ra ngoài khơi đại dương. c. Vùng chí tuyến có độ muối thấp hơn so với vùng xích đạo. d. Chất hoà tan trong nước biển nhiều nhất là muối khoáng. Câu 5. Cho thông tin sau: Trong phạm vi giới hạn của vỏ địa lí, đã diễn ra rất nhiều quy luật của tất cả các thành phần địa lí. Đó là những quy luật gì? Các quy luật đó diễn ra và tác động lẫn nhau như thế nào? a, Các quy luật địa lí: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. b, Các quy luật địa lí: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật địa ô. c, Các quy luật có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau tạo nên sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên trên Trái Đất. d, Các quy luật không có mối quan hệ quy định lẫn nhau Câu 6. Hãy tìm hiểu thông tin để giải thích vì sao miền Bắc nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nhưng lại có một mùa đông lạnh. a, do miền Bắc gần chí tuyến. b, do miền bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa mùa đông. c, do miền bắc có diện tích rộng. d, do miền bắc có địa hình cao nhất cả nước. Phần III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cùng một sườn núi trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, tại độ cao 1500m nhiệt độ là 150C. Vậy tại thời điểm đó nhiệt độ tại chân núi (0m) là bao nhiêu 0C? Câu 2. Tại độ cao 1000m trên dãy núi Cap-ca thuộc Armenia có nhiệt độ là 340C. Cùng thời điểm đó ở nơi có nhiệt độ 220C thì độ cao của núi là bao nhiêu m? Câu 3. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các thàng của Hà Nội năm 2020 (đơn vị: 0C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 18,6 15,3 23,4 24,8 26,8 31,4 30,6 29,9 29,0 26,2 26,0 17,8 Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính nhiệt độ trung bình của Hà Nội năm 2022 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của 0C). Câu 4. Cho bảng số liệu: Lượng mưa các tháng tại Hà Nội năm 2022 (đơn vị: mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa 46,8 103,7 47,2 68,7 414,9 296,9 392,5 486,3 242,0 84,4 7,8 13,7 Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tổng lượng mưa của Hà Nội năm 2022 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm). Câu 5. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tháng tại Lạng Sơn năm 2021 (đơn vị: 0C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ 13,7 18,7 22,1 24,5 26,7 26,2 25,8 26,0 24,7 21,8 19,0 15,6 Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính biên độ nhiệt độ năm tại Lạng Sơn. Câu 6: Cho bảng số liệu Lưu lượng dòng chảy tại trạm Đồng Tâm trên sông Gianh (đơn vị: m³/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lưu lượng 27,7 19,3 17,5 10,7 28,7 36,7 40,6 58,4 185,0 178,0 94,1 43,7 Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính lưu lượng dòng chảy trung bình năm tại trạm Đồng Tâm trên sông Gianh (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của m³/s) Câu 7. Cho bảng số liệu Lưu lượng nước trung bình tháng của sông Hồng tại Hà Nội (Đơn vị: m³/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lưu lượng 1040 885 765 889 480 3510 5590 6660 4990 3100 2199 1370 Căn cứ vào bảng số liệu trên, đỉnh lũ Sông Hồng rơi vào tháng mấy? Câu 8. Tính nhiệt độ tại chân núi của sườn đón gió biết nhiệt độ tại đỉnh núi là 10 ºC, ngọn núi cao 2800m (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của ºC) Câu 9. Biết rằng bản đồ có tỉ lệ là 1: 300 000 000. Hãy cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? Câu 10. Vào lúc 20h ngày 1.3.2006, tại Hà Nội khai mạc SEAGAME 22, hỏi lúc đó là mấy giờ tại Seoul? Biết Seoul ở múi giờ số 8. |