Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện thầy lí nói: - Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi. Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩn mặt nhìn thầy lí, khẽ lẩm bẩm: - Xin xét lại, lẽ phải về con mà! Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên ngón tay mặt nói: - Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!
Câu 1. Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc thể loại nào? A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì? A. Phê phán sự tham lam của bọn quan lại. B. Phê phán sự bất công ở chốn công đường. C. Phê phán sự lười biếng. D. Phê phán bọn quan lại ngu dốt. Câu 4. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “kiện”? A. Hàng hóa đóng thành gói, thành bao để chuyên chở, giao nhận. B. Làm cho có đầy đủ các bộ phận về mặt tổ chức để có thể hoạt động bình thường. C. Đưa ra tòa án người mà mình cho là đã làm việc gì phạm pháp đối với mình. D. Làm cho trọn vẹn, cho đầy đủ hơn. Câu 5. Vì sao trong truyện Cải đã lo lót trước mà vẫn bị thầy lí xử thua kiện? A. Vì thầy lí có cảm tình với Ngô. B. Vì Ngô đút lót cho thầy lí nhiều hơn Cải. C. Vì thầy lí ghét Cải. D. Vì Cải có lỗi nhiều hơn Ngô. Câu 6: Tại sao thầy lí “cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt” và nói “Tao biết mày phải … nhưng nó lại phải …bằng hai mày!” ? A.Thầy lí đã hiểu ý của Cải và thông báo Cải đã thua kiện. B.Thầy lí đã hiểu ý của Cải và cho Cải biết lí do vì sao Cải thua kiện. C. Thầy lí muốn cho Cải biết lí do vì sao Cải thua kiện. D. Vì đó là thói quen của thầy lí khi xử kiện. Câu 7: Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!” là gì? A. Cải không đúng bằng Ngô. B. Cải đút lót thầy lí ít hơn Ngô. C. Số tiền Ngô đút lót thầy lí gấp đôi Cải. D. Ngô đúng hơn Cải. Câu 8. Ngôn ngữ trong truyện có gì đặc biệt? A. Nhẹ nhàng và sâu sắc. B. Khắc nghiệt và sâu sắc. C.Tinh tế và sâu sắc. D. Thâm trầm và sâu sắc. Câu 9. Ý nghĩa phê phán của truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”? Câu 10. Viết đoạn văn diễn dịch (5 đến 7 dòng) nêu bài học ý nghĩa rút ra từ văn bản. II. VIẾT. (4,0 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau: Câu 1: Viết bài văn nêu suy nghĩ về một vấn đề của đời sống mà em quan tâm nhất. (Yêu thương ,sẻ chia, bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông,...) Câu 2: Viết bài văn phân tích một bài thơ trào phúng mà em thích nhất.
|