Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Mình sinh ra trong một gia đình Việt Nam gồm ba thế hệ chung sống. Là con út, từ bé mình đã chứng kiến những tranh cãi và bất đồng giữa các thế hệ. Giữa ông bà nội và bố mẹ, giữa bố mẹ và anh trai hơn mình mười tuổi, và rồi tự mình cũng đã trải nghiệm những bất đồng đó.
Trong cơn lửa giận của sự tranh cãi, bằng cách nào đó mỗi người trong cuộc đều tự làm tổn thương bản thân. Và sau khi cơn giận nguôi ngoai, mình tự hỏi điều gì đã khiến những người yêu thương nhau phải làm tổn thương nhau nhiều như thế?
Lý do mà mọi người thường hay dùng để giải thích cho những bất đồng trong gia đình là “tình yêu quá lớn” hay “khoảng cách thế hệ”. Nhiều người vịn vào đó để bình thường hoá tranh cãi trong gia đình, nhưng quên mất rằng nó có thể để lại hậu quả rất nặng nề.
Việc không xử lý tốt những mâu thuẫn trong gia đình có thể để lại hậu quả cho con trẻ. Qua khảo sát 410 học sinh về mối quan hệ giữa các em với cha mẹ, có 367/410 em (81,2%) trả lời “có mâu thuẫn với cha mẹ”. Những năm gần đây, không thiếu những vụ án giật gân khi nạn nhân và thủ phạm chính là thành viên trong cùng một gia đình.
[…]
(Theo Bí quyết dung hoà các thế hệ trong gia đình, Vietcetera, truy xuất ngày 15/8/2024)
Theo em việc không xử lý tốt mâu thuẫn trong gia đình có thể để lại những hậu quả gì cho con trẻ? Là một người trẻ, em nghĩ những giải pháp nào có thể dung hòa “khoảng cách thế hệ”?
Em hãy viết một bài văn nghị luận trả lời cho những câu hỏi trên.