Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dướiĐọc văn bản sau THƯ GỬI MẸ ( Nguyễn Quang Thiều) (Lời một người lính đã hi sinh) 1-Thưa mẹ! Con về với mẹ đây Những ngọn gió thổi qua vườn cuối hạ Lá xôn xao những cánh thư thầm [┤] 2-Chiến tranh đã tắt cuối con đường Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở Con đã về, mẹ có thấy con không [┤] 3-Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin Con không chết, con chỉ không lớn nữa Và con sống suốt đời mười tám tuổi Như buổi chiều chào mẹ con đi 4-Con đã vào đến bếp nhà ta Ngồi bên mẹ xoè tay hơ trước lửa Niêu tép mẹ kho suốt đời không thể nguội Cơm đang cười mẹ có thấy con không [┤] 5-Con đã về trong tiếng sấm tháng Tư Hoa gạo đỏ con cười trong tiếng gió Con đã về trong mùa gặt hái Cơm mới thơm như con đứng cười thầm 6-Con đã về lửa tí tách trong rơm Soi mặt mẹ tự hào và thương nhớ Con đã về khi làng vui đón Tết Hoa đào xoè những chúm môi thơm 7-Chiến tranh qua rồi và mãi mãi mẹ ơi Đồng đội con trở về với thư con viết dở Ôi lá thư chỉ một câu gọi mẹ Là lá thư dài nhất ở trên đời 1981 ( Trích Chương 3 Trở về, Trường ca Những người lính của làng, NXB Quân đội nhân dân, 1994) (Chú thích: Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 13 tháng 02 năm 1957 là một nhà văn, nhà thơ đa tài với nhiều tác phẩm về nhiều đề tài, phong cách khác nhau. "Thư gửi mẹ" của Nguyễn Quang Thiều thể hiện tình cảm sâu sắc của con trai dành cho người mẹ, được viết dưới dạng thư gửi, thể hiện sự gần gũi, chân thành và ý thức của người con về tình yêu thương và sự hy sinh của người mẹ). Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Trong khổ thơ 4, hãy chỉ ra các chi tiết cho thấy người lính đã trở về bên mẹ. Câu 3. Nêu hiệu quả của phép tu từ điệp ngữ “con đã về” trong khổ 5 và 6. Câu 4. Anh/ chị hãy nêu cách hiểu của mình về hai câu thơ “Ôi lá thư chỉ một câu gọi mẹ/Là lá thư dài nhất ở trên đời”. Câu 5. Anh/chị hãy rút ra một thông điệp sâu sắc từ đoạn trích “Thư gửi mẹ”.II. Phần Viết Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong đoạn trích “Thư gửi mẹ” (Nguyễn Quang Thiều) Câu 2 Từ góc nhìn của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về xu hướng sống theo sở thích cá nhân trong giới trẻ hiện nay. |