Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Gặp nhau ở ngõ Tạm Thương của tác giả Trần Chấn Uy2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Gặp nhau ở ngõ Tạm Thương của tác giả Trần Chấn Uy. a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Nội dung và những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Gặp nhau ở ngõ Tạm Thương của tác giả Trần Chấn Uy. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết - Xác định được các ý chính của bài viết. Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và bằng chứng để tạo tính chặt chẽ, logic cho mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu vấn đề nghị luận. * Triển khai vấn đề nghị luận: Phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm thơ + Về nội dung: Bài Thơ Gặp nhau ở ngõ Tạm Thương của Trần Chấn Uy không đơn thuần là lời tự sự về một ngõ nhỏ ở Hà Nội, nay đã thành hoài niệm, mà còn là bài thơ chất chứa cảm xúc về tình yêu, nỗi nhớ, về sự biến thiên của đời sống, cảnh vật, con người theo thời gian. Trong đó chủ đề chính là nỗi niềm hoài niệm về một Hà Nội xưa cũ, về ngõ Tạm Thương – nơi từng chứng kiến bao kỉ niệm, bao cuộc gặp gỡ và chia ly. Từ cảm thức này, tác giả triết lí về quy luật cuộc sống và nhân sinh: cuộc đời là một chuỗi “vay”“trả”, để từ đó đánh thức nơi người đọc sự đồng cảm, niềm yêu, sự trân trọng dành cho người, việc, vật,...mà cuộc đời đã ban tặng cho mỗi chúng ta. + Về nghệ thuật: Bài thơ rung động lòng người bởi hình ảnh thơ giản dị nhưng giàu sức gợi; ngôn ngữ thơ trong sáng, thấm đẫm sự chân thành; lời thơ mộc mạc nhưng chứa đựng cảm xúc dạt dào, gần gũi, lắng sâu; thủ pháp đối lập được sử dụng với tần suất lớn làm nổi bật sự thay đổi của quá khứ/hiện tại, khoảnh khắc ngắn ngủi/chờ đợi vô tận, cái hữu hạn/vô hạn trong cuộc đời; giọng điệu thơ da diết, trầm lắng, man mác buồn và tiếc nuối,... * Khẳng định giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ; tác động của bài thơ đối với bản thân. Hướng dẫn chấm: + Học sinh phân tích, đánh giá được nội dung, biết đan xen giữa lí lẽ và bằng chứng: 0,75 điểm. + Học sinh phân tích, đánh giá được từ hai nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ: 0,75 điểm. + Học sinh phân tích, đánh giá được một nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài: 0,5 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết liên hệ, mở rộng để nhân tích đánh giá nét hấn dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề 4,0 0,5 0,5 2,0 0,5 0,5 |