Ở Tây Âu thời trung đại, nông nô được hình thành từ những lực lượng nào? Hệ tư tưởng nào là hệ tư tưởng thống trị của chế độ phong kiến Trung Quốc?1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh ghi lại đáp đúng Câu 1. Ở Tây Âu thời trung đại, nông nô được hình thành từ những lực lượng nào? A. Tăng lữ giáo hội và thương nhân. B. Quý tộc, địa chủ người Giéc-man. C. Thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội. D. Nông dân bị mất đất và nô lệ được giải phóng. Câu 2. Hệ tư tưởng nào là hệ tư tưởng thống trị của chế độ phong kiến Trung Quốc? A. Hồi giáo. C. Thiên Chúa giáo. B. Nho giáo. D. Phật giáo. Câu 3. Trong xã hội Ấn Độ thời phong kiến, chế độ Cáx-ta phân chia cư dân dựa trên điều gì? A. Sự phân biệt chủng tộc, màu da và tôn giáo. B. Sự phân biệt chủng tộc và địa vị xã hội. C. Sự khác biệt về nghề nghiệp, địa vị xã hội và tôn giáo. D. Sự khác biệt về vùng miền địa lí và ngôn ngữ. Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về bộ máy nhà nước Ấn Độ thời phong kiến? A. Hội đồng nhân dân quyết định mọi vấn đề của đất nước. B. Giúp việc cho vua là các quan lại quý tộc và tướng lĩnh. C. Ngôi vua được duy trì theo hình thức cha truyền con nối. D. Vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao. Câu 5. Hình thức tổ chức nghề nghiệp của thương nhân trong các đô thị châu Âu trung đại là: A. Công trường thủ công. C. Cục Bách tác. B. Phường hội. D. Thương hội Câu 6. Câu nào sau đây không đúng về điều kiện hình thành và phát triển của đô thị A-ten? A. Không giống các đô thị khác cùng thời, A-ten là nơi phát triển mạnh cây công nghiệp lâu năm nhưng thủ công nghiệp và thương nghiệp lại không được chú trọng. B. Nằm ở ven biển Ê-giê, nơi có nhiều vịnh sâu và kín gió. C. Nằm trên đồng bằng nhỏ và hẹp, có nhiều tài nguyên như đá quý, đất sét,... D. Đất đai không thuận lợi cho việc trồng trọt các cây lương thực. Câu 7. Người sáng lập Nho giáo ở Trung Quốc là A. Mạnh Tử. C. Khổng Tử. B. Hàn Phi Tử. D. Tuân Tử. Câu 8. Một trong “tứ đại phát minh” của người Trung Quốc là: A. Máy hơi nước. C. Tàu thuỷ. B. La bàn. D. Máy in. Câu 9. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về bộ máy nhà nước Ấn Độ thời phong kiến? A. Ngôi vua được thực hiện chế độ cha truyền – con nối. B. Vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao. C. Hội đồng nhân dân quyết định mọi vấn đề của đất nước. D. Giúp việc cho vua là các quan lại, quý tộc và tướng lĩnh. Câu10: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi đánh giá về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến? A. Phát triển đa dạng và đạt được nhiều thành tựu. B. Đóng góp nhiều thành tựu cho kho tàng văn minh nhân loại. C. Mang tính khép kín, không có sự ảnh hướng, lan tỏa ra bên ngoài. D. Có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các nước: Việt Nam, Nhật Bản,… Câu 11: Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? A. Luôn trở thành đối tượng xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. B. Việt Nam là chư hầu và luôn nhận được sự bảo hộ của thiên triều Trung Hoa. C. Hai bên thiết lập quan hệ bang giao hòa hảo, giúp đỡ nhau cùng phát triển. D. Việt Nam và Trung Hoa không thiết lập quan hệ bang giao. Câu 12: Vương triều Gúp-ta được coi là thời kì hoàng kim của lịch sử phong kiến Ấn Độ, vì A. lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng nhất. B. Ấn Độ tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài. C. đời sống của người dân được ổn định, sung túc hơn tất cả các thời trước đó. D. nhân dân Ấn Độ có nhiều phát minh lớn về khoa học-kĩ thuật. Câu 13: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về tình hình kinh tế của Ấn Độ dưới thời kì cai trị của Vương triều Gúp-ta? A. Diện tích canh tác bị thu hẹp. B. Có sự trao đổi hàng hóa với Ba Tư, Trung Quốc… C. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng. D. Công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến. Câu 14: Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến ở châu Âu mang đặc điểm như thế nào? A. Kinh tế hàng hóa. B. Khép kín, tự cung, tự cấp. C. Có sự giao lưu, buôn bán với bên ngoài. D. Khép kín, tuyệt đối không có sự trao đổi với bên ngoài. Câu 15: Tiền đề quan trọng nhất để các cuộc phát kiến địa lí có thể thực hiện được là A. sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu. B. ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết của con người. C. khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể. D. thương nhân châu Âu tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các cuộc hành trình sang phương Đông. Câu 16: Đến đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu bắt đầu A. xuất hiện các lãnh địa phong kiến. B. xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng. C. xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa. D. diễn ra các cuộc phát kiến địa lí tìm đường sang phương Đông. Câu 17: Nội dung nào sau đây phản ánh đúngvề giai cấp tư sản? A. Được hình thành từ lực lượng: nông dân bị mất ruộng đất. B. Giai cấp tư sản thuê mướn, bóc lột vô sản để thu lợi nhuận. C. Xuất thân từ lực lượng thợ thủ công bị mất tư liệu sản xuất. D. Giai cấp tư sản trở thành lực lượng lao động làm thuê. Dạng thức 2. Câu trắc nghiệm đúng sai Trong mỗi ý a), b), c), d) thí sinh chọn đúng (Đ) hoặc sai (S). Đọc đoạn tư liệu sau: “Trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc thu hút một lượng lớn thương nhân từ nhiều khu vực thông qua cả “con đường Tơ lụa” trên bộ và trên biển. Vào giữa thế kỉ VIII, Thành Trường An là một trong các đô thị lớn nhất thế giới." (Trích SGK Lịch sử và Địa lí 7 - Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2022) a) Thành Trường An trở thành một trong những đô thị lớn nhất thế giới vào giữa thế kỉ XIII. b) Sự thịnh vượng của Thành Trường An chứng minh rằng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đô thị ở Trung Quốc thời phong kiến. c) Giao thương của Trung Quốc phát triển là do thu hút được thương nhân thông qua con đường “tơ lụa” trên bộ. d) Thương nhân trên thế giới thông qua “con đường Tơ lụa” họ đến Trung Quốc trao đổi tơ lụa, gốm sứ… |