Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8TỰ THUẬT Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay Ông ngẫm mình ông nghĩ cũng hay! Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ? Răng long ngày trước vẫn còn đây! Câu thơ được chửa, thưa rằng được, Chén rượu say rồi, nói chửa say. Kẻ ở trên đời lo lắng cả, Nghĩ ra ông sợ cái ông này. ( Nguyễn Khuyến Tác phẩm & Lời bình, NXB Văn học 2011,trang 10) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8: Câu 1. Bài thơ được gieo vần gì? A. Vần chân B. Vần cách C. Vần lưng D. Vần liền Câu 2. Có thể chia bố cục bài thơ theo cách nào? A. Bốn phần( mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần – mỗi phần 4 câu B. Hai phần( mỗi phần 4 câu) hoặc hai phần( 2 câu đầu và 6 câu cuối) C. Ba phần( 2 câu đầu, 4 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc hai phần( 4 câu đầu và 4 câu cuối) D. Hai phần( 6 câu đầu, hai câu cuối) hoặc bốn phần( mỗi phần hai câu) Câu 3. “ Tự thuật” có nghĩa là gì? A. Tự kể, tự giãi bày về mình B. Tự nói về mình C. Tự nói với đời D. Tự tả về mình Câu 4. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự thuật” điều gì? A. Cuộc đời mình B. Cảnh sống của mình C. Nỗi niềm bất đắc chí của mình D. Niềm vui đời mình Câu 5. Lời “Tự thuật” cho thấy phẩm chất đáng quý nào của nhân vật trữ tình? A. Lòng yêu nước B. Lòng tự trọng C. Sự khiêm nhường D. Lòng dũng cảm Câu 6. Nhận định nào đúng với những điều cụ thể mà nhân vật trữ tình “tự thuật”? A. Không thích nghi được với thời cuộc, không có tài năng B. Có nhiều thói xấu, không được mọi người yêu quý C. Bế tắc trước thời cuộc và chán ngán cuộc sống vô vị D. Nỗi niềm bất đắc chí và cảnh sống vô vị, tẻ nhạt đáng sợ |