Kim Thoa | Chat Online
19/12/2024 18:16:23

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu


Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nơi tuổi thơ em
Có một dòng sông xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ
Có vầng trăng tròn thế
Lửng lơ khóm tre làng
 
Có bảy sắc cầu vồng
Bắc qua đồi xanh biếc
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành môi
Có cánh đồng xanh tươi
Ấp yêu đàn cò trắng
Có ngày mưa tháng nắng
Đọng trên áo mẹ cha
 
Có một khúc dân ca
Thơm lừng hương cỏ dại
Có tuổi thơ đẹp mãi
Là đất trời quê hương.
 (Nguồn https://www.thivien.net/Nguyễn-Lãm-Thắng/Nơi tuổi thơ em/)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (NB)
A. Thơ bốn chữ.                                                          B. Thơ năm chữ.
C. Thơ văn xuôi.                                                         D. Thơ lục bát.
Câu 2. Trong khổ thơ đầu của bài thơ trên có mấy hình ảnh thiên nhiên? (NB)
A. Hai hình ảnh.                                                         B. Ba hình ảnh.
C. Bốn hình ảnh.                                                         D. Năm hình ảnh.
Câu 3. Tác giả đã dùng yếu tố nào sau đây để làm phương tiện bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong bài thơ trên? (NB)
A. Miêu tả.                                          B. Thuyết minh.
C. Nghị luận.                                     D. Biểu cảm.
Câu 4. Bài thơ trên muốn nhắn gửi đến chúng ta thông điệp gì? (TH)
A. Hãy yêu dòng sông xanh, yêu khóm tre làng và yêu cả cánh đồng xanh tươi.
B. Có yêu tuổi thơ thì mới biết yêu những hình ảnh quê hương tươi đẹp.         
C. Mỗi người chỉ có một quê hương và một thời tuổi thơ không thể nào quên. 
D. Hãy yêu quê hương và ra sức xây dựng quê hương mình giàu đẹp.
Câu 5. Sự linh hoạt trong cách gieo vần ở hai câu được gạch chân của bài thơ trên đem lại giá trị gì cho bài thơ?  (TH)
A. Bộc lộ cảm xúc tự hào ngợi ca.
B. Bộc lộ cảm xúc hân hoan, vui tươi.
C. Bộc lộ cảm xúc mến yêu da diết.
D. Bộc lộ cảm xúc thoả mãn tuyệt đối.
Câu 6. Phép tu từ nhân hoá trong hai câu in đậm của bài thơ trên có tác dụng gì? (TH)
A. Tăng sức gợi hình gợi cảm, làm cho sự vật trở nên phong phú, sinh động và có hồn.
B. Tăng sức gợi hình gợi cảm, làm nổi bật hình ảnh quê hương tươi đẹp gắn với tuổi thơ.
C. Cho thấy hình ảnh đất trời quê hương và tuổi thơ của mỗi người có sự gắn bó mật thiết với nhau.
D. Làm nổi bật hai hình ảnh tượng trưng cho quê hương: hình ảnh “cánh đồng” và “đàn cò”.
Câu 7. Từ “thơm lừng” trong câu thơ “Thơm lừng hương cỏ dại” có nghĩa gì? (TH)
A. Có mùi thơm rất dễ chịu và lan toả ra thật xa.
B. Có mùi thơm bốc lên rất mạnh và rất hấp dẫn.
C. Có mùi thơm dịu nhẹ và gây cảm giác dễ chịu.
D. Có mùi thơm lan toả ra mạnh và rộng khắp.
Câu 8. Em cảm nhận những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ như thế nào? (TH)
A. Trần trụi, thô sơ.                                                    B. Lung linh, huyền ảo.
C. Thân thuộc, bình dị.                                               D. Bao la, hùng vĩ.
Câu 9. Hai câu cuối của bài thơ cho thấy: tuổi thơ đẹp là tuổi thơ gắn liền với đất trời quê hương. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao? (VD)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 10.  Bài thơ mang lại cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì về những kỉ niệm tuổi thơ và quê hương? (VD )
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn