Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống. Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất. Con chó của tôi dừng lại và lùi… Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục. Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó. Theo I. Tuốc-ghê-nhép Câu 1.Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 2:Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3: Xác định cụm danh từ trong các câu văn sau và gạch chân dưới phần trung tâm của cụm danh từ đó “Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.” Câu 4: Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục”? Câu 4. Xác định đề tài và chủ đề của văn bản Câu 5. Trong truyện nhân vật nào là nhân vật chính ? Nhân vật nào là nhân vật phụ? Câu 6. Hoàn cảnh mà còn chim sẻ già phải đối mặt trong văn bản là gì? Câu 8: Theo văn bản, vì sao con sẻ già phải lao đến cứu con? Câu 9: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong câu văn sau: “Bỗng một con sẻ già có bộ ức đen nhánh, từ một cái cây gần đó lao xuống như một hòn đá ngay trước mõm nó. Câu 10. Thông điệp của văn bản là gì? Câu 11: Viết đoạn văn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật con Sẻ già. |