Thiết bị nào sau đây không được sử dụng để đóng cắt dòng điện?Câu 1. Thiết bị nào sau đây không được sử dụng để đóng cắt dòng điện? A. Cầu dao. B. Công tơ điện . C. Cầu chì. D. Aptomat. Câu 2. Các cực nối điện của cầu dao thường làm bằng: A. đồng. B. gang, thiếc. C. nhựa, sứ. D. thủy tinh. Câu 3. Công tắc điện có cấu tạo gồm mấy bô phận chính? A. 2 B. 3 C.4 D. 5 Câu 4. Chức năng của am pe kìm là: A. đo cường độ dòng điện. B. đo hiệu điện thế. C. đo điện năng tiêu thụ. D. đo điện trở. Câu 5. Trên vỏ aptomat có ghi thông số kĩ thuật 20A – 240 V, trong đó 20A là gì? A. Điện áp định mức. B. Dòng điện định mức. C. Điện trở. D. Cường độ dòng điện nhỏ nhất. Câu 6. Hãy chọn ổ cắm có cường độ dòng điện để sử dụng cho 2 bếp từ có tổng công suất 1800W với điện áp đầu vào 220V. A. 6A B.8A C. 10A D.12A Câu 7. Hãy chọn aptomat có cường độ dòng điện bao nhiêu cho điều hoà có công suất 2400W, điện áp 220V: A. 6A B. 10A C. 12A D. 16A Câu 8. Quan sát hình sau và cho biết đây là loại sơ đồ nào? A. Sơ đồ nguyên lí. B. Sơ đồ lắp đặt C. Sơ đồ minh họa. D. Sơ đồ cấu tạo. Câu 9. Quy trình chung lắp đặt mạch điện trong nhà gồm: 1. Tìm hiều sơ đồ nguyên lý; 2. Lắp đặt mạng điện: 3. Vẽ sơ đồ lắp đặt; 4. Chuẩn bị thiết bị, vật liệu và dụng cụ: Thứ tự đúng là: A. 1 - 2 – 3 -4 B. 1 - 3 – 2 -4 C. 1 - 3 – 4 -2 D. 4 - 1 – 3 -2 Câu 10. Hãy chọn vật liệu dùng để lắp đặt mạng điện trong nhà. A. Xi măng B.Sắt C. Dây dẫn điện D. Cát Câu 11. Trong các vật liệu sau vật liệu nào là vật liệu cách điện. A. Dây dẫn điện B. Đồng C. Thép D. Nhựa Câu 12: Ampe kẹp không thể sử dụng để đo giá trị điện nào sau đây? A. Cường độ dòng điện xoay chiều B. Điện áp xoay chiều C. Điện trở D. Điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện Câu 13: Am pe kế kìm dùng để: A. Đo công suất tiêu thụ của thiết bị điện. B. Đo lượng điện năng tiêu thụ. A. Đo trực tiếp dòng điện trong mọi trường hợp. B. Chọn thang đo cao hơn giá trị dự kiến. A. Để tiết kiệm chi phí thiết bị. B. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng. A. Dễ sửa chữa. B. Tiện lợi khi sử dụng. C. An toàn khi sử dụng. D. Tiết kiệm chi phí. Câu 13: Kết quả cần đạt được ở bước đầu tiên khi thiết kế sơ đồ nguyên lí là gì? A. Bản vẽ sơ đồ nguyên lí mạng điện. B. Bản danh sách thiết bị và đồ dùng điện cần lắp đặt. C. Bản mô tả chung về mạng điện cần thiết kế. D. Mối liên hệ giữa các thiết bị và đồ dùng điện. Câu 14: Kết quả cần đạt được ở bước đầu tiên khi thiết kế sơ đồ lắp đặt là gì? A. Mô tả về số lượng và cách kết nối các thiết bị và đồ dùng điện. B. Bản danh sách thiết bị và đồ dùng điện cần lắp đặt. C. Mối liên hệ giữa các thiết bị và đồ dùng điện. D. Bản vẽ có vị trí của các thiết bị và đồ dùng điện thực tế. Câu 15: Công tắc điện thường có những bộ phận nào sau đây? A. Vỏ bảo vệ, các cực điện, nút bật tắt. B. Cuộn dây, đèn báo, dây dẫn. A. Ổ cắm điện, phích cắm điện. B. Công tắc điện, cầu dao. C. Aptomat, phích cắm điện. D. Cầu dao, ổ cắm điện. Câu 17: Chọn thông số kĩ thuật của cầu dao dưới đây: A. 600Ω – 30A. B. 60A – 600W. C. 600Ω – 16V. D. 600V- 30 A Câu 18: Dụng cụ nào đo dòng điện xoay chiều, có tích hợp tính năng giống như đồng hồ vạn năng? A. Đồng hồ vạn năng. B. Ampe kìm. C. Công tơ điện. D. Aptomat. Câu 19: Bước đầu tiên khi tiến hành sử dụng các dụng cụ đo điện như đồng hồ vạn năng hoặc ampe kìm là gì? A. Chọn đại lượng đo và thang đo. B. Đọc kết quả. C. Tiến hành đo. D. Ngắt điện trong mạch khi đo. Câu 20: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp xoay chiều, cần phải để đồng hồ ở thang đo V~ và cần chú ý điều gì khi chọn mức thang đo? A. Chọn thang đo ở mức thấp nhất để tiết kiệm thời gian. B. Chọn mức thang đo cao nhất để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. C. Chọn mức thang đo lớn hơn nhưng gần giá trị cần đo nhất. D. Chọn mức thang đo tùy thuộc vào người đo. Câu 21: Mạng điện trong nhà ở nước ta thường có điện áp A. 220 V. B. 200 V. C. 250 V. D. 210 V. Câu 22: Để vặn chặt các bu lông thì cần phải chọn dụng cụ nào để tránh nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với điện gây nguy hiểm? A. Ampe kìm. B. Tua vít. C. Bút thử điện. D. Cờ lê có cán cách điện. Câu 23: Nhóm các vật liệu cách điện: A. Đồng, cao su, thiếc, chì C. Băng dính cách điện, nước, gỗ khô B. Nước, nhựa, thủy tinh D. Cao su, nhưạ, thủy tinh Câu 24: Nhóm gồm các vật liệu dẫn điện là: A. Đồng, nhôm, sắt, inox C. Nước, thủy tinh, bạc B. Thủy tinh, bạc, vàng D. Cao su, than, nhựa Câu 25: Câu trắc nghiệm đúng/sai:. Trong mỗi ý a), b), c), d)... ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai
Đ S a) Thông số kĩ thuật của các thiết bị đóng cắt và lấy điện bao gồm thông tin về công suất định mức và điện áp định mức.
b) Đồng hồ Vạn năng dùng để đo điện trở, dòng điện và điện áp
c) Sơ đồ lắp đặt biểu diễn mối quan hệ về điện của các thiết bị điện theo vị trí của chúng ngoài thực tế.
d) Có thể dùng Ampe kìm đo dòng điện của hai dây dẫn cùng một lúc.
Câu 26: Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của mạch điện gồm: 1 ổ cắm điện và một công tắc hai cực điều khiển 1 đèn sợi đốt, có hai cầu chì bảo vệ hợp lý, sử dụng nguồn xoay chiều 220V.. Câu 27: Tại sao người ta không nối trực tiếp các đồ dùng điện như: bàn là, quạt bàn,nồi cơm điện,... vào đường dây điện mà phải dùng các thiết bị lấy điện? Nêu chức năng của ổ cắm điện. Câu 28. Chức năng của công tắc là gì? Công tắc điện có những bộ phận nào? Câu 29. Cho biết sự giống nhau và khác nhau về chức năng, cấu tạo giữa cầu dao và aptomat là gì? Câu 30. Cho biết sự giống nhau và khác nhau về chức năng, cấu tạo giữa ổ cắm điện và phích cắm điện là gì? Câu 31. Sự giống nhau và khác nhau về chức năng, cấu tạo giữa đồng hồ vạn năng và ampe kim là gì? Câu 32. Chức năng của công tơ điện là gì? Công tơ điện có cấu tạo những bộ phận nào? Câu 33. Khi sử dụng đông hồ vạn năng và ampe kìm em cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn điện? Câu 34. Khi lắp đặt MĐTN có cần phải thiết kế mạng điện hay không? Vì sao? Câu 35. Em hãy cho biết yêu cầu đối với MĐTN? Trong đó yêu cầu nào là quan trọng nhất? Vì sao? Câu 36. Hệ thống chiếu sáng trong gia đình em và trên lớp học gồm những thiết bị nào?có đáp ứng được nhu cầu sử dụng hay không? |