Thư Thanhh | Chat Online
hôm qua

Thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
THỜ CÚNG TỔ TIÊN – NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT
Thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Bàn thờ tổ tiên là một
phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã
hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho
tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc, và vấn đề “dương danh
hiển gia” được đề cao.
Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ
tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng
thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.
Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và
nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người
Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với
nguồn gốc của mình.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát
hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao giờ
cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải.
Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối...) người ta thường đốt nến (đèn
dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.
Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp cũng được thể hiện ở trên bàn thờ tổ tiên của người
Việt. Thông thường, ở ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đinh được vẽ
hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn
thờ.
Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà,
quả... Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ
phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.
Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo
Phật thì hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn
trề, đầy dương khi.
Nhiều khi cũng đặt bàn thờ hướng Tây vì người ta nghĩ hướng này hợp với sự đối đãi
của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa.
sao?
(Theo Thúy Hằng, nguồn: https://melinh.hanoi.gov.vn/)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Chỉ ra các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 3. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản trên?
Câu 4. Nêu khái quát nội dung của văn bản trên?
Câu 5. Theo anh/ chị tục thờ cúng tổ tiên có còn phù hợp với xã hội hiện đại không? V
THÂN VIẾT (6.0 điểm)
si ha chọn của con nit
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn