Phương Hoa | Chat Online
hôm qua

Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi


I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4.0 điểm)
Đọc ngữ liệu
CHẾ HỌC TRÒ NGỦ GẬT
- Nguyễn Khuyến(*) -
Trò trẹt chi bay(1) học cạnh thầy,
Gật gà gật gưỡng nực cười thay!
Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,
Mắt lại lim dim nhắp đã cay.
Đồng nổi (2) đâu đây la liệt đảo,
Ma men (3) chi đấy tít mù say
Dễ thường bắt chước Chu Y (4) đó
Quyển có câu thần vậy gật ngay.
(Nguyễn Khuyến - tác phẩm, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1984)
Chú thích:
(*) Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông đỗ
đầu cả ba kì thi nên thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Thơ Nguyễn Khuyến thường
thể hiện tình cảm tha thiết gắn bó với quê hương và ẩn chứa tâm sự yêu nước cùng nỗi u uẩn
trước thời thế.
(1) Bay: (nói tắt): tức mày, chúng mày.
(2) Đồng nổi : Tức lên đồng. Cả câu ý nói: học trò ngủ gật la liệt, lảo đảo như lên đồng.
(3) Ma men : chỉ người nghiện rượu. Ý nói: học trò ngủ say sưa trông như người nghiện rượu.
(4) Chu Y: nghĩa đen là áo đỏ, chỉ một “vị thần” mặc áo đỏ báo cho biết một câu văn hay.
Tích lấy từ truyện về Âu Dương Tu: Âu Dương Tu đi chấm thi, hễ thấy một người áo đỏ gật
đầu thì sau đó y rằng ông đọc đến một câu văn hay. Lúc đầu, ông tưởng có một người nào
đấy, sau định thần nhìn kỹ thì chẳng có gì.
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Câu 1 (0.5 điểm). Bài thơ “Chế học trò ngủ gật” được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1.0 điểm). Tìm những từ ngữ miêu tả học trò ngủ gật trong bốn câu thơ đầu. Qua những
từ ngữ đó, em có nhận xét gì về hình ảnh của học trò ngủ gật?
Câu 3 (1.5 điểm). Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chỉ học trò ngủ gật? Nêu sắc thái ý
nghĩa của các từ ngữ đó. Từ đó, em có nhận xét gì về giọng điệu trào phúng của nhà thơ?
Câu 4 (1.0 điểm). Nêu chủ đề của bài thơ “Chế học trò ngủ gật”.
 
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn