Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?Đọc hiểu Câu chuyện ốc sên Đề đọc hiểu Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1:Nhân vật chính trong câu chuyện là ai ? A. Mẹ con ốc sên. B. Ốc sên con C. Ốc sên và sâu róm D. Ốc sên và giụn đất Câu 2: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể Câu 3: Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu “Vì vậy mà chúng ta có cái bình là”: A. Đánh dấu ranh giới các từ trong một liên danh. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. C. Đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp. D. Đánh dấu ranh giới các vế câu ghép. Câu 4: Câu nào sau đây là lời của nhân vật? A. Ốc sên con ngày nó hỏi mẹ B. Ốc sên mẹ nói
C. Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy. D. Ốc sên mẹ an ủi con. Câu 5: Từ “bò” trong câu “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh.” Là từ đồng âm đúng ha sai? A. Đúng B. Sai. Câu 6: Ốc sên mẹ đã khuyên con phải như thế nào? A. Dựa vào trời, vào đất. B. Dựa vào mẹ.
C. Dựa vào sâu róm và giun đất D. Dựa vào chính mình.
Câu 7: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. Giúp cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn; nhân vật gần gũi với con người hơn. B. Gọi tên cụ thể trạng thái, tâm lí của nhân vật tôi.
C. Nhấn mạnh được nỗi lo lắng, băn khoăn, của chú ốc sên khi sinh ra phải mang chiếc bình nặng. D. A, C là đáp án đúng. Câu 8: Câu văn: “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy” có bao nhiêu cụm động từ? A. 1. B. 2 C. 3 D. 4 Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu: Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ của ốc sên con không? Vì sao? Câu 10: Qua lời của ốc sên mẹ an ủi con, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? |