Văn bản trên kể theo ngôi thứ mấy? Truyện có bao nhiêu nhân vật?
Ngọn gió và cây sồi "Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng 1 lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình." Câu 1: Văn bản trên kể theo ngôi thứ mấy? Truyện có bao nhiêu nhân vật? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất và thứ hai D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba Câu 2: Truyện có bao nhiêu nhân vật? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 3: Câu văn: “Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động.” là lời của ai? A. Lời của người kể chuyện. B. Lời của các nhân vật. C. Lời của nhân vật cây sồi D. Lời của nhân vật ngọn gió. Câu 4: Từ nào sau đây là từ láy? A. Ngọn gió. B. Hung hăng. C. Đứng vững. D. Cây cối. Câu 5: Phương án nào Giải thích đúng nghĩa của từ: “dữ dội” A. Có nhiều sức, lực lượng lớn hoặc với ý chí rất cao. B. Ở trạng thái nhiệt tình, có thái độ tích cực trong công việc. C. Ở trạng thái hết sức mạnh mẽ và gây tác hại. D. Hung hăng đến mức điên cuồng vì quá tức giận. Câu 6: Các từ ngữ “hung hăng, ngạo nghễ, lồng lộn, điên cuồng” được dùng để miêu tả nhân vật nào A. Ngọn gió. B. Cây sồi. C. người kể chuyện. D. Cả ngọn gió và cây sồi. Câu 7: Tại sao ngọn gió không thể quật ngã được cây sồi? A. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của cây sồi. B. Cây sồi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. C. Ngọn Gió vẫn chưa đủ sức mạnh để quật ngã được cây sồi. D. Chính những cơn điên cuồng của ngọn gió đã giúp cây sồi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. Câu 8: Tính cách nổi bật của gió là: A. Dũng cảm. B. Lười biếng. C. Tự tin. D. Kiêu ngạo. Câu 9: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn sau: “Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ: Nhân hoá trong câu văn Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Giúp câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn. Nhân hoá cây sồi mang đức tính tốt đẹp của con người : nghị lực, bản lĩnh, vững vàng, vượt qua những trở ngại, khó khăn trước ngọn gió hung hăng, dữ dội Câu 10: Theo em hình ảnh ngọn gió, cây sồi tượng trưng cho điều gì? Nêu bài học rút ra từ câu chuyện.
|