Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?Đề 1: PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: TRƯA HÈ QUÊ HƯƠNG Ve ve khúc nhạc trưa hè Đàn ve hòa tấu say mê rộn ràng Trời xanh trải nắng chang chang Gió đông gợn biển lúa vàng mênh mông Nhấp nhô nón trắng trên đồng Công ai cấy trồng gặt lúa hôm nay Cho ai bưng bát cơm đầy? Dẻo thơm no đủ nhớ ngày gian lao Bắt ve cả bọn ồn ào buổi trưa Tụm nhau bóng nhãn nô đùa Nhảy dây đuổi bắt reo hò sướng vui Cánh diều ai thả lưng trời Vi vu tiếng sáo bồi hồi tuổi thơ. (Nguyễn Thúy Sợi- Tập thơ Đóa hoa bông – NXB Văn học) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A.Thơ sáu chữ B.Thơ bảy chữ C.Thơ lục bát D.Thơ tự do Câu 2: Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A.Biểu cảm B.Tự sự C.Miêu tả D.Nghị Luận Câu 3: Trong dòng thơ “ Vi vu tiếng sáo bồi hồi tuổi thơ” có những từ láy nào? A.Vi vu, tiếng sáo B.Tiếng sáo, bồi hồi C. Vi vu, bồi hồi D.Bồi hồi,tuổi thơ Câu 4. Căn cứ vào đâu để xác định được thể thơ trên? A.Cách ngắt nhịp B.Đối tượng trữ tình C.Số lượng câu thơ trong bài thơ D.Số lượng tiếng trong từng dòng thơ. Câu 5.Dòng nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề của bài thơ? A.Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. C. Kí ức tươi đẹp về gia đình B. Tình yêu quê hương, đất nước. D.Yêu thương,chia sẻ Câu 6.Theo em, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? A. Luôn mong ngóng, nhớ về quê hương. B. Nhớ về những kí ức của tình cảm gia đình C. Trân trọng, ngợi ca, tự hào vẻ đẹp của quê hương đất nước, con người. D. Ca ngợi, trân trọng sức lao động của người nông dân Câu 7. Trong màu vàng tươi rực rỡ của “trời xanh”, của “nắng vàng” và biển lúa vàng mênh mông hiện lên hình ảnh của “nón trắng” nhấp nhô giữa đồng đã gợi ta liên tưởng đến hình ảnh của ai? A.Của những người nông dân đang cần cù làm việc. B.Của những cô thiếu nữ đang ra thăm đồng lúa. C.Của những đứa trẻ đang đuổi bắt ve. D.Của những hình nộm đang xua đuổi côn trùng phá lúa. Câu 8.Trong nhóm từ sau, nhóm nào là tứ ghép? A.Nhấp nhô,rộn ràng,vi vu B. Dẻo thơm, no đủ, đuổi bắt C.Mênh mông,chang chang,rộn ràng D. Vi vu,chang chang,ve ve. Trả lời câu hỏi: Câu 9.Theo em, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Câu 10. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Ve ve khúc nhạc trưa hè Đàn ve hòa tấu say mê rộn ràng |