Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏiĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: (1) Hãy sống mỗi ngày như bông hoa hướng dương. (2) Trong muôn nghìn bông hoa rực rỡ ấy có một bông hoa tên là hướng dương. Hoa hướng dương cũng mang trong tim một tình yêu cháy bỏng với mặt trời. Hoa quyết định nhuộm vàng mình, cũng như luôn vươn cao mỳnh hướng về mặt trời mặc cho những lời đường mật của ong bướm, lời thì thầm của làn gió và sự dịu dàng của mây; mặc cho những tia nắng chói chang nóng rát chiếu vào hoa vẫn vàng tươi và tràn đầy sức sống. (3) Hoa hướng dương được tượng trưng cho sự tích cực, vươn lên luôn hướng ra ánh sáng. Chính vì thế mà hoa hướng dương luôn mang màu vàng ấm áp thắp sáng những nơi tối tăm cho cuộc sống thêm tươi mới và đầy sức sống. Hãy luôn nhìn vào điểm tích cực của cuộc sống, giống như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời chứ không phải những đám mây đen. (4) Trong cuộc sống rồi ai cũng sẽ có lúc cảm thấy cô đơn, mệt mỏi nhưng bạn hãy nhớ rằng có khó khăn, nghịch cảnh luôn luôn tồn tại trong cuộc sống này để thử thách bản lĩnh, nghị lực và ý chí của mỗi chúng ta. Nên hãy luôn hướng về những điều tốt đẹp như bông hoa hướng dương hướng về mặt trời nhé! (Nguồn Internet) Câu 1: (1,0 điểm) Theo đoạn trích, hoa hướng dương có đặc tính gì? Hoa hướng dương tượng trưng cho điều gì? Câu 2: (1,0 điểm) Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn (2)? Cho biết thành phần nào bị rút gọn và khôi phục thành phần đó. Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Hoa quyết định nhuộm vàng mình, cũng như luôn vươn cao mỳnh hướng về mặt trời mặc cho những lời đường mật của ong bướm, lời thì thầm của làn gió và sự dịu dàng của mây; mặc cho những tia nắng chói chang nóng rát chiếu vào hoa vẫn vàng tươi và tràn đầy sức sống. Câu 4: (1,0 điểm) Thông điệp có ý nghĩa nhất mà em rút ra từ đoạn trích là gì? Lí giải. II. VIẾT: Câu 1: (2,0 điểm): Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống tích cực, lạc quan. Câu 2: (4,0 điểm) Phân tích truyện ngắn “Sợi dây thun” SỢI DÂY THUN Mẹ tôi có thói quen cất giữ những sợi dây thun khi mua bịch nước mía, bịch chè … mỗi lúc đi chợ về. Tôi ngạc nhiên lắm cứ thắc mắc tại sao mẹ lại không vứt nó đi. Một sợi dây thun thì làm được gì. Mẹ tôi còn dặn có sợi dây thun nào thì đưa cho mẹ cất. Đôi khi tôi lại quên lời mẹ, vứt sợi dây thun vào đống rác trước nhà. Thấy vậy mẹ nhặt lại và cất vào một chỗ. - Con không nên phí phạm vậy, con không dùng lúc này nhưng có thể vài bữa nữa con cần tới. Lúc đó, tôi cũng chỉ ậm ừ cho xong chuyện. Rồi một hôm, khi những đứa con gái trong xóm tôi được ba mẹ mua cho những sợi dây để chơi nhảy dây, tôi cũng xin tiền mẹ mua. Thật bất ngờ, mẹ tôi lấy một bịch dây thun mà tôi biết đó là những sợi dây mà mẹ đã cất giữ trong năm qua. Tôi có một chùm dây thun dài để chơi nhảy dây, khi đó tôi mới biết ý nghĩa của việc tiết kiệm từng vật nhỏ nhất. Hôm qua mẹ vào thăm con gái, dây buộc tóc của mẹ đột ngột đứt, tôi đưa ngay cho mẹ sợi dây thun mà tôi đã cất giữ. Mẹ nhìn tôi mỉm cười. Có những việc đơn giản nhưng đó là sợi dây tình cảm của con người. (Nguồn - Hiền Phạm, http //quehuongonline.vn) - Hết - ĐỀ 3 I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi. BÀI HỌC TUỔI THƠ Thằng con tôi 11 tuổi, học lớp sáu. Qua mùa thi chuyển cấp, nhân một buổi chiều cho con đi chơi mát, nó kể... Đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại tôi: - Ba! Có bao giờ thấy có một bài văn nào điểm 0 không ba? Con số 0 cô cho bự bằng quả trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe kể đâu. Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp: - Còn thua ba nữa đó, ba. Ít nhất ba cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn của con, con số 0 bự như quả trứng. Thằng con tôi ngửa mặt cười, có lẽ nó thấy thú vị vì thời học trò của ba nó ít nhất cũng hơn được một đứa. [...] Tôi hỏi con tôi: - Bài văn cô cho khó lắm hay sao mà bạn con bị 0 điểm. - Bài văn cô cho là “Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố”. - Con được mấy điểm? - Con được sáu điểm. - Con tả ba như thế nào? - Thì ba làm việc làm sao thì con tả vậy. - Mấy đứa khác, bạn của con? Thằng con tôi như chợt nhớ, nó liến thoắng: - A! Có một thằng ba nó không hề làm việc ban đêm mà nó cũng được sáu điểm đó ba. - Đêm ba nó làm gì? - Nó nói, đêm ba nó toàn đi nhậu. - Nó tả ba nó đi nhậu à? - Dạ không phải. Ba nó làm việc ban ngày nhưng khi nó tả thì nó tả ba nó làm việc ban đêm, ba hiểu chưa? - Còn thằng bạn bị 0 điểm, nó tả như thế nào? - Nó không tả không viết gì hết, nó nộp giấy trắng cho cô. - Sao vậy? Hôm trả lại bài cho lớp, cô gọi nó lên, cô giận lắm, ba. Cô hét: "Sao trò không làm bài". Nó cúi đầu làm thinh. Cô lại hét to hơn: "Hả?". Nó cũng làm thinh. Tụi con ngồi dưới, đứa nào cũng run. - Nó là học trò loại "cá biệt" à? - Không phải đâu ba, học trò tiên tiến đó ba. - Sao nữa? Nó trả lời cô giáo như thế nào? Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: "Sao trò không làm bài?" Tới lúc đó nó mới nói: "Thưa cô, con không có ba". Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba! Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba. Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hy sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con... Có người hỏi em: “Sao mày không tả ba của đứa khác”. Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má. Chuyện của đứa học trò bị bài văn 0 điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị 0 điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một bài học, bài học trung thực. Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt. Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết. (Mùa thu, 1990 - Nguyễn Quang Sáng) Câu 1. (1đ) Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó là gì? Câu 2.(1,0đ): Em hiểu như thế nào về câu văn “Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.”? Câu 3 (1,0đ): Nhận xét về thái độ, tình cảm của người cha trong văn bản trên? Câu 4 (1,0đ). Thông điệp ý nghĩa nhất với em qua truyện ngắn này là gì? II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 5: (2,0đ) Từ phần đọc hiểu ngữ liệu trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính trung thực trong cuộc sống? Câu 6: (4,0đ) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bài học tuổi thơ của tác giả Nguyễn Quang Sáng ở phần đọc - hiểu. |