Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏiI. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trời mưa. Rô mẹ dặn Rô con: - Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé! - Chúng mình cùng vượt dòng nước nhé! Cá Cờ ngắm dòng nước lónh lánh như đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào rồi vẫy đuôi nói: - Thế thì cậu hãy xem tớ rạch lên bờ đây này! Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên. Lên khỏi bờ, Rô Ron bơi theo dòng nước và say mê ngắm cảnh trời mây, đồng lúa…Rô Ron nhìn thấy một cô Bướm có đôi cánh màu tím biếc. Rô Ron liền bơi theo và hỏi: - Bướm ơi! Bạn có nhanh bằng tôi không? Cứ thế, Rô Ron mải bơi theo bướm. Nào ngờ, dòng nước cạn dần rồi rút kiệt. Rô Ron bị mắc cạn. Chú cố hết sức mình lóc đi, nhưng vẫn chẳng ăn thua gì. Mệt quá, Rô Ron đành phải nằm phơi mình trên mặt đất. Nghĩ đến mẹ, Rô Ron tủi thân muốn khóc. May thay, chị Gió Nhẹ lướt qua. Thấy Rô Ron bị mắc cạn, chị dừng lại và nói: - Để chị giúp em! Nói rồi, chị Gió Nhẹ bay đi tìm chị Gió Mạnh báo tin. Hai chị Gió đập cánh gọi các cô Mây về. Những cô Mây đang bay lang thang bỗng ùn ùn kéo đến. Bầu trời đen kịt lại. Chị Gió Mạnh vẫn đập cánh liên hồi. Các cô Mây biến thành những giọt mưa. Trời mưa to, nước tràn qua các bụi cờ tạo nên những dòng nước chảy xuống hồ. Rô Ron mừng rỡ, theo dòng nước bơi về. Khi Rô Ron về đến hồ thì gặp Cá Cờ đang dẫn Rô mẹ đi tìm. Lo cho con, Rô mẹ đã khóc đỏ cả mắt. Rô Ron hối hận dụi đầu vào lòng mẹ”. (Cá Rô Ron không vâng lời mẹ - Nguyễn Đình Quảng) Câu 1. Truyện “Cá Rô Ron không vâng lời mẹ” được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không xác định được ngôi kể Câu 2. Nhân vật nào là nhân vật chính trong câu chuyện? A. Rô mẹ B. Rô Ron C. Chị Gió Nhẹ D. Cá Cờ Câu 3. Vì mải bơi theo cô Bướm, Rô Ron đã gặp hậu quả gì? A. Bị mắc cạn. B. Bị Cá Cờ giận. C. Bị cô Mây bắt nạt. D. Bị mẹ mắng. Câu 4. Câu ca dao, tục ngữ nào diễn tả đúng về nhân vật Rô Ron khi không nghe lời dạy bảo của mẹ? A. Cá không ăn muối cá ươn. B. Anh em như thể tay chân Một lời nói dối, sám hối bảy ngày. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. C. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. D. Em thuận anh hòa là nhà có phúc. Câu 5. Trong văn bản trên, chị Gió Mạnh, Gió Nhẹ và Cô Mây có tính tốt nào giống nhau? A. Khiêm tốn, khiêm nhường. B. Cởi mở, vui vẻ. C. Lễ phép, chừng mực. D. Nhiệt tình giúp đỡ người khác. Câu 6. Đoạn văn: “Nói rồi, chị Gió Nhẹ bay đi tìm chị Gió Mạnh báo tin. Hai chị Gió đập cánh gọi các cô Mây về. Những cô Mây đang bay lang thang bỗng ùn ùn kéo đến. Bầu trời đen kịt lại. Chị Gió Mạnh vẫn đập cánh liên hồi. Các cô Mây biến thành những giọt mưa. Trời mưa to, nước tràn qua các bụi cờ tạo nên những dòng nước chảy xuống hồ. Rô Ron mừng rỡ, theo dòng nước bơi về.” chủ yếu dùng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Hoán dụ Câu 7. Từ “lang thang” trong đoạn văn ở câu 7 thuộc từ gì? A. Từ ghép B. Từ láy C. Từ đơn D. Từ ghép tổng hợp Câu 8. Chi tiết “Rô mẹ đã khóc đỏ cả mắt” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật Rô mẹ? A. Vui mừng B. Lo lắng C. Xúc động D. Buồn tủi Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 9: Nêu cảm nhận của em về nhân vật cá Rô Ron trong truyện? Câu 10: Từ văn bản trên, em rút ra cho mình bài học gì? ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ. (Theo https://tuoitre.vn/) Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai? A. Tảng đá B. Mặt trời C. Sông suối D. Dòng nước Câu 2: Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không xác định được ngôi kể Câu 3. Câu văn “Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? A. Buồn bã B. Tự hào C. Thất vọng D. Đau khổ Câu 4: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép A. nung đốt B. lăn lộn C. đằng đẵng D. sông suối Câu 5. Theo em, “mặt trời nung đốt, những va đập, lăn lộn” là hình ảnh tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống của con người? A. Những điều xấu, không tốt trong cuộc sống.B. Những hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống. C. Những điều tốt đẹp trong cuộc sống. D. Những khó khăn, thử thách, những trải nghiệm... trong cuộc sống của con người. Câu 6: Quá trình từ “một tảng đá khổng lồ trên núi cao” trở thành “ một hòn sỏi láng mịn” trái nghĩa với câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây? A. Có công mài sắt, có ngày lên kim B. Có chí thì nên. C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. D. Đẽo cày giữa đường. Câu 7: Dòng nào nêu đúng nhất về tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong văn bản trên? A. Giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn; các nhân vật trở nên gần gũi với con người hơn. B. Giúp cho các sự vật có suy nghĩ, hành động C. Tạo nhạc tính cho câu chuyện thêm nhịp điệu, câu chuyện hay hơn D. Nhấn mạnh sự nỗ lực, cố gắng của nhân vật tảng đá Câu 8: Chủ đề của văn bản trên là gì? A. Sự dũng cảm, dám đối mặt với khó khăn thử thách trong cuộc sống. B. Tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống. C. Vai trò của ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm vượt khó để đi đến thành công. D. Ca ngợi đức tính chăm chỉ, cần cù trong cuộc sống Câu 9: Bài học em rút ra khi học văn bản trên là gì? Câu 10: Em có nhận xét gì về nhân vật tảng đá? |