Bảo Ngọc | Chat Online
04/01 12:48:29

Câu "Một quan đắt lắm" được dùng với nghĩa nào?


ĐẾN CHẾT VẪN HÀ TIỆN

     Ngày xưa có anh nhà giàu, tính hà tiện, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ khư khư tích của làm giàu. Có người bạn rủ ra tỉnh chơi, anh nấn ná không đi vì sợ, đi với bạn phải đãi bạn. Bị người ta chê cười mãi, một hôm, anh vào buồng giắt một quan tiền vào lưng, rồi sai một người ở cùng đi lên tỉnh.

    Đến tỉnh, anh trông thấy cái gì cũng muốn mua, nhưng sợ mất tiền rồi lại thôi. Trời nắng như thiêu, anh muốn vào quán uống nước, nhưng sợ phải trả tiền cho người nhà, đành đi qua.

   Đến chiều trở về, khi qua đò, đến giữa dòng, anh khát quá không chịu được mới cúi xuống uống nước chẳng may lộn cổ xuống sông.

  Anh người nhà vội kêu to lên:

- Ai cứu chủ tôi, xin thưởng một quan tiền!

  Anh keo kiệt đương loay hoay giữa dòng, nghe tiếng, cố ngoi lên nói:

- Một quan đắt lắm!

   Anh người nhà vội chữa lại:

- Thôi thì năm tiền vậy!

Anh keo kiệt lại cố ngoi lên một lần nữa và chỉ kịp nói: “Năm tiền còn đắt quá…!” rồi chìm nghỉm.

(Truyện dân gian Việt Nam)

1  Câu "Một quan đắt lắm" được dùng với nghĩa nào?

2 Từ tượng hình “ngoi lên” có tác dụng gì trong việc khắc họa hình ảnh hà tiện?
3  Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua văn bản?

4 Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hành động nhân vật “ anh keo kiệt” ? (Trình bày bằng đoạn văn 5-8 câu).

Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn