Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ lặp cú pháp đã được sử dụng trong phần in nghiêng....“(…) Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. Diều bay, diều lá tre bay lưng trời… Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời… Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều. Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre… “Tre già măng mọc”. Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi-măng cốt sắt. Nhưng, nứa, tre còn mãi mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hòa bình. Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.” ( Trích “Cây tre Việt Nam” - Thép Mới ) Câu 1: (0.5điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2: (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ lặp cú pháp đã được sử dụng trong phần in nghiêng. Câu 3: (0.5 điểm) Anh / chị hiểu thế nào về hình ảnh “Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” ? |