Tất cả mọi vật trên Trái đất đều chịu tác dụng của trọng lượng. Nếu vật đứng yên thì có một lực thứ hai tác dụng lên vật và cân bằng với trọng lượng. Em hãy chỉ “lực thứ hai” đó trong các trường hợp sau đây
Câu 1: Tất cả mọi vật trên Trái đất đều chịu tác dụng của trọng lượng. Nếu vật đứng yên thì có một lực thứ hai tác dụng lên vật và cân bằng với trọng lượng. Em hãy chỉ “lực thứ hai” đó trong các trường hợp sau đây.
A. Chiếc bàn nằm yên trên mặt đất.
B. Chiếc tàu nổi trên mặt nước.
Câu 2: Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Đơn vị của trọng lực là gì?
Câu 3: Có một viên đá, một cân Rôbecvan, một bộ quả cân. Em hãy trình bày các bước tiến hành cân viên đá đó.
Câu 4: Một vật có khối lượng 600g treo trên một sợi dây đứng yên.
a. Giải thích vì sao vật đứng yên.
b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động.
Câu 5: Để cân một bao muối có khối lượng 1,75kg bằng cân Rôbecvan nhưng chỉ có các quả cân loại 1kg, 300g, 100g và 50g (mỗi loại 2 quả). Phải đặt các quả cân như thế nào (mỗi loại bao nhiêu quả cân) lên đĩa cân để thăng bằng?
Câu 6: Ngoài các đơn vị đo thông dụng ngày nay là mét, còn một số đơn vị đo chiều dài khác:
1inh (inch) = 2,54cm (chiều dài một ngón tay).
1 fut (foot) = 12 inh = 30,48cm (chiều dài bàn chân).
1 dặm (mile) = 5280 ft = 1,6093440km.
a) Màn hình tivi 21 inh có ý nghĩa gì?
b) Một máy bay đang bay ở độ cao 33000 fut. Em hãy chuyển giá trị trên ra đơn vị mét.
c) Cơn bão đang ở cách bờ biển 40 dặm nghĩa là cách bờ bao nhiêu km?
Câu 7:
Để đo khối lượng chất lỏng, người ta dùng cân Rôbecvan và tiến hành hai giai đoạn sau:
- Đặt cốc lên đĩa A. Để cân nằm cân bằng, người ta đặt lên đĩa B các quả cân 50g, 20g, 5g.
- Đổ chất lỏng vào trong cốc. Để lại nằm cân bằng, người ta thay quả cân 50g bằng 100g, đồng thời thêm quả cân 10g. Tính khối lượng chất lỏng.