_Câu 1. Qúa trình chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp sang một nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp gọi là
A. hiện đại hóa. B.cơ giới hóa.
C. công nghiệp hóa. D. thủy lợi hóa.
_Câu 2. Tính chất hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp là do
A. trình độ sản xuất. B. đối tượng lao động.
C. máy móc, công nghiệp. D. trình độ lao động.
_Câu 3. Ngành công nghiệp có mấy đặc điểm chính?
A. 5. B. 3. C. 2. D. 1.
_Câu 4. Nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu
công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam là
A. vị trí địa lí. B. tài nguyên thiên nhiên.
C. dân cư và nguồn lao động. D. cơ sở hạ tầng.
_Câu 5. Nhân tố làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố
hợp lí các ngành công nghiệp là
A. dân cư và lao động. B. thị trường tiêu thụ.
C. tiến bộ khoa học kĩ thuật. D. đường lối, chính sách.
_Câu 6. Để tạo ra sản phẩm cuối cùng, ngành công nghiệp cần
A. có sự phối hợp, phân công tỉ mỉ nhiều ngành.
B. thu hút nhiều nguồn lao động.
C. nâng cao trình độ sản xuất.
D. tác động vào đối tượng lao động.
_Câu 7. Công nghiệp được chia làm hai nhóm A và B là dựa vào
A. tính chất và đặc điểm. B. trình độ phát triển.
C. công dụng kinh tế của sản phẩm. D. lịch sử phát triển của các ngành.
_Câu 8. Công nghiệp dệt, may thuộc nhóm ngành
A. công nghiệp nhẹ. B. công nghiệp nặng.
C. công nghiệp vật liệu. D. công nghiệp chế biến.
_Câu 9. Nhân tố nào sau đây thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển công
nghiệp?
A. Dân cư – lao động. B. Đường lối công nghiệp hóa.
C. Cơ sở hạ tầng. D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên.
_Câu 10. Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở
A. sản xuất hàng hoá. B. chế biến sản phẩm.
C. năng lượng nhất định. D. cung cấp nguyên liệu.
_Câu 11. Năng lượng là tiền đề của
A. nghiên cứu khoa học. B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.
_C. phát triển kinh tế. D. cách mạng khoa học hiện đại.
Câu 12. Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản dùng để chỉ
A. dầu khí. B. củi ,gỗ.
C. than đá . D. sức nước.
_Câu 13. Nhiên liệu quan trọng ,“vàng đen” của nhiều quốc gia là vai trò
của ngành công nghiệp
A. khai thác than. B. khai thác dầu khí.
C. điện lực. D. lọc dầu.
_Câu 14. Sản phẩm của ngành Công nghiệp điện tử - tin học có thể phân
thành
A. ba nhóm. B. bốn nhóm.
C. năm nhóm. D. sáu nhóm.
_Câu 15. Những nước đứng đầu trong lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học
là
A. Hoa Kì, Nhật Bản, EU. B. Singapo, Thái Lan, Hàn Quốc.
C. Trung Quốc, Liên bang Nga, Đức. D. Việt Nam, Lào, Campuchia.
_Câu 16. Ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng là
A. dệt - may. B. da giày.
C. nhựa. D. sành - sứ - thuỷ tinh.
_Câu 17. Dựa vào bảng số liệu :
SẢN LƯỢNG DẦU MỎ CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2008
Năm 1950 1970 1990 2008
Sản lượng ( triệu tấn) 523 2 336 3 331 4 904
( Nguồn: SGK Địa lí 10- chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2010)
Biểu đồ thích hợp để thể hiện sản lượng dầu mỏ của thế giới thời kì 1950 -
2008 là
A. biểu đồ miền. B. biểu đồ đường.
C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ cột.
_Câu 18. Ước tính 13 000 tỉ tấn, trong đó ¾ là than đá, tập trung chủ yếu ở
bán cầu Bắc, đặc biệt ở các nước
A. Trung Quốc, Hoa Kì, Thuỵ Điển. B. Pháp, Anh, Đức .
C. Ba Lan, Ấn Độ, Ôxtrâylia . D. Hoa Kì, Nga, Trung Quốc.
_Câu 19. Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là
A. Bắc Mỹ. B. Châu Âu.
C. Trung Đông. D. Bắc và Trung Phi.
_Câu 20. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành năng lượng ?
A. Khai thác than. B. Khai thác dầu khí .
C. Điện lực. D. Lọc dầu