Trong tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ, tác giả Nguyễn Đình Thi có viết:
“...Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới
mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần
của mình góp vào đời sống chung quanh...”
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
1. Theo em,“vật liệu mượn ở thực tại” và “điều mới mẻ” trong đoạn trích trên
được hiểu là gì? Từ đó giải thích nhận định trên của Nguyễn Đình Thi.
2. Em hãy cho biết, trong Truyện Kiều, hiện thực nào của xã hội được Nguyễn
Du “ghi lại” và qua đó tác giả đã gửi vào tác phẩm “lời nhắn nhủ” gì?
3. Nguyễn Đình Thi đã khẳng định văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống con
người. Từ nhận thức đó, em hãy viết một đoạn văn nghị luận, độ dài khoảng
2/3 trang giấy thi, nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc học Văn trong
các nhà trường phổ thông hiện nay.
4. Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi có viết: “Mỗi
tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ
nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng
ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta
nghĩ”.
5. Em hiểu tác giả muốn nói đến vấn đề gì qua câu văn trên? Hãy trình bày
suy nghĩ của em về vấn đề đó.