Trong tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ, tác giả Nguyễn Đình Thi có viết:
“...Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới
mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần
của mình góp vào đời sống chung quanh...”
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
1. Theo em,“vật liệu mượn ở thực tại” và “điều mới mẻ” trong đoạn trích trên
được hiểu là gì? Từ đó giải thích nhận định trên của Nguyễn Đình Thi.
2. Em hãy cho biết, trong Truyện Kiều, hiện thực nào của xã hội được Nguyễn
Du “ghi lại” và qua đó tác giả đã gửi vào tác phẩm “lời nhắn nhủ” gì?
3. Nguyễn Đình Thi đã khẳng định văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống con
người. Từ nhận thức đó, em hãy viết một đoạn văn nghị luận, độ dài khoảng
2/3 trang giấy thi, nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc học Văn trong
các nhà trường phổ thông hiện nay.
4. Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi có viết: “Mỗi
tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ
nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng
ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta
nghĩ”.
5. Em hiểu tác giả muốn nói đến vấn đề gì qua câu văn trên? Hãy trình bày
suy nghĩ của em về vấn đề đó.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1.
Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong “Tiếng nói của văn nghệ”:
- Giải thích từ ngữ:
+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.
+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.
- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.
2.
Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. Văn học luôn được chắp cánh từ hiện thực, đời sống thực tại trở thành vật liệu để các nghệ sĩ gửi gắm những thông điệp của mình.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |