Đề 2:
Người nông dân và các con
Ngày xửa ngày xưa, có một ông lão nhà giàu. Ông xây dựng cơ nghiệp của mình bằng cách biến một mảnh
đất cằn cỗi trở thành một trang trại màu mỡ và một vườn nho bằng lao động chân tay.
Khi nằm trên giường chờ chết, ông gọi các con của mình đến bên cạnh giường. Ông biết rằng những đứa con
của mình rất tham lam và lười biếng, chúng chỉ chờ để tiêu xài những đồng tiền mà ông phải vất vả kiếm
được một cách hoang phí.
Ông nói với chúng : ”Cha sắp phải rời bỏ các con. Nhưng trước khi đi, cha có một bí mật muốn nói cho các con
biết”. Các cậu con trai của ông rất tò mò muốn biết đó là cái gì, họ vây quanh giường của cha mình.
“ Cha đã chôn một kho báu bí mật. Nó nằm ở sâu dưới đất khoảng một phút ở một chỗ nào đó trong khu
vườn nho”.
“ Đừng lo thưa cha! Chúng con sẽ tìm nó!” – Các cậu con trai nói.
Ba cậu con trai tưởng rằng trong vườn có kho báu nên sau khi bố qua đời, họ đi đào xới rất kĩ khu vườn nhưng
chẳng thấy kho báu đâu cả.
Đúng lúc đó, đến vụ trồng nho, đất đai đằng nào cũng đã được đào xới kĩ nên ba anh em bảo nhau đi trồng
nho.
Tuy nhiên, khu đất mà bị họ cày xới cho xốp lên là một điều thuận lợi cho vụ mùa sau. Hằng ngày, ba anh em
vun xới, chăm bón và chờ những cây nho lớn dần.
Năm đó, nho ra quả nhiều và rất to. Vụ mùa bội thu, họ thu về được rất nhiều tiền.
Các cậu con trai nhanh chóng nhận ra cha của học đã thông minh đến nhường nào. Điều bí mật về một kho
báu bị cất giấu thật ra chỉ là cách để các cậu con trai cày xới đất, thứ giúp tạo nên một vụ mùa bội thu.
(Truyện ngụ ngôn Ê Dốp)
1. Xác định chủ đề của đoạn văn bản?
2. Truyện ngụ ngôn trên có thuộc sáng tác văn học dân gian hay không? Vì sao?
3. Em hiểu hàm ý trong lời căn dặn của người cha trước khi qua đời như thế nào?
4. Từ câu chuyện, anh/chị suy nghĩ gì về bài học giá trị của sức lao động (Trình bày khoảng 5 – 7 câu).