Câu 1. Ấu trùng sán lá gan có mắt và lông bơi ở giai đoạn
A. Kén sán B. Ấu trùng trong ốc
C. Ấu trùng lông D. Ấu trùng đuôi
Câu 2. Cơ quan trao đổi khí ở trai sông là
A. Phổi B. Bề mặt cơ thể
C. Mang D. Cả A, B và C
Câu 3. Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở
A. Đầu B. Đốt đuôi C. Giữa cơ thể D. Đai sinh
dục
Câu 4. Ô-xi tan trong nước được trai sông tiếp nhận ở
A. Miệng B. Mang C. Tấm miệng D. Áo trai
Câu 5. Phủ ngoài cơ thể chân khớp là lớp
A. Da B. Vỏ đá vôi C. Cuticun D. Vỏ kitin
Câu 6. Số đôi chân bò ở cơ thể tôm sông là:
A. 3 đôi B. 5 đôi C. 4 đôi D.6 đôi
Câu 7. Loại giác quan không có ở tôm là:
A. Thính giác B. Khứu giác C. Bình nang D. Xúc giác
Câu 8. Số đôi càng (kìm) bắt mồi ở cơ thể tôm sông là:
A. 1 đôi B. 3 đôi C. 2 đôi D. 4 đôi
Câu 9. Số đôi chi ở nhện là:
A. 2 đôi B. 4 đôi C. 3 đôi D. 5 đôi
Câu 10. Máu của nhện màu :
A. Đỏ B. Vàng C. Xanh D. Không màu sắc
Câu 11. Các phần cơ thể của sâu bọ là
A. Đầu và ngực B. Đầu, ngực và bụng
C. Đầu-ngực và bụng D. Đầu và bụng
Câu 12. Các giai đoạn thuộc kiểu biến thái hoàn toàn là :
A. Trứng - Ấu trùng
B. Trứng – Trưởng thành
C. Trứng- Ấu trùng – Trưởng thành
D. Trứng - Ấu trùng – Nhộng – Trưởng thành
Câu 13. Các giai đoạn thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn là :
A. Trứng - Ấu trùng
B. Trứng – Trưởng thành
C. Trứng - Ấu trùng – Trưởng thành
D. Trứng - Ấu trùng – Nhộng – Trưởng thành
Câu 14. Tim sâu bọ (đại diện là châu chấu) có cấu tạo
A. Hình ống B. Hai ngăn C. Một ngăn D. Nhiều ngăn
Câu 15. Cá chép cái đẻ rất nhiều trứng
A. Để tạo nhiều cá con
B. Vì thụ tinh ngoài
C. Vì thường xuyên bị các cá lớn ăn mất trứng
D. Vì các trúng thường bị hỏng.
Câu 16. Những sâu bọ có « nhà ở » (biết làm tổ) là
A. Ong B. Tằm dâu C. Bướm cải D. Chuồn chuồn
Câu 17. Loài nào sau đây có tập tính sống thành xã hội?
A. Ve sầu, nhện B. Nhện, bọ cạp C. Tôm, nhện D. Kiến, ong mật
Câu 18. Những động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ:
A. Ve sầu, chuồn chuồn, muỗi B. Châu chấu, muỗi, cái ghẻ
C. Nhện, châu chấu, ruồi D. Bọ ngựa, ve bò, ong
Câu 19. Bóng hơi cá chép có chức năng:
A. Giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng. C. Giúp cá rẽ phải , trái.
B. Giúp cá bơi không bị nghiêng ngã. D. Giữ thăng bằng theo chiều dọc.
Câu 20. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các
ngành động vật không xường sống là
A. Hình dáng đa dạng B. Có cột sống
C. Kích thước cơ thể lớn D. Sống lâu