Câu 3: Hoàng đã trót dùng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước ở gần nhà dụ dỗ Hoàng mang một túi nhỏ đựng hê-rô-in đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng.
Hoàng tự nhủ : "Làm theo lời bà hàng nước cũng được, còn hơn là bị mẹ mắng ; với lại mình chỉ làm một lần này thôi, không bao giờ làm như thế nữa".
Theo em, ý nghĩ của Hoàng đúng hay sai ? Nếu em là Hoàng, em sẽ làm gì ?
Câu 4: Em sẽ làm gì trong những tình huống sau :
a) Một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền ;
b) Một người rủ em đi hít thử hê-rô-in ;
c) Một người nhờ em mang hộ gói đồ đến địa điểm nào đó
Câu 5: Trên đường đi học về, Hằng thường bị một người đàn ông lạ mặt bám theo sau. Người này làm quen với Hằng, rủ Hằng đi chơi với ông ta và hứa sẽ cho Hằng nhiều tiền và những gì Hằng thích.
• Theo em, điều gì có thể xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ ?
• Nếu em là Hằng, em sẽ làm gì trong trường hợp đó ?
Câu 6: Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đấy ?
a) Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lười lao động, thích hưởng thụ ;
b) Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi, coi như không biết;
c) Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ là gì, cho dù được trả nhiều tiền ;
d) Dùng thử ma tuý một lần thì cũng không sao ;
đ) Tuyệt đối không quan hệ với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu;
e) Pháp luật không xử lí những người nghiện và mại dâm vì đó chỉ là vi phạm đạo đức ;
g) Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội ;
h) Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý ;
i) Ma tuý, mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS ;
k) Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
4. Hoạt động vận dụng
Pháp luật nước ta có quy định như thế nào đối với người uống rượu và người bán rượu?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
+ Học sinh tìm hiểu và giới thiệu về tấm gương phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương em