Trần Tấn | Chat Online
17/03/2020 16:52:08

Sự phát triển trực tiếp của thằn lằn bóng đuôi dài mới nở thể hiện ở


Câu 1. Sự phát triển trực tiếp của thằn lằn bóng đuôi dài mới nở thể hiện ở:
A. Con non đã biết đi tìm mồi mà không cần sự hướng dẫn của bố mẹ.
B. Con non đã biết đi tìm mồi mà chỉ sự hướng dẫn của bố mẹ trong thời gian ngắn.
C. Con non đã biết đi tìm mồi dưới sự hướng dẫn của bố mẹ trong thời gian dài.
D. Bố mẹ bắt mồi và mớm thức ăn cho con non.
Câu 2. Đâu là cơ quan hô hấp của thằn lằn bóng đuôi dài ?
A. Phổi
B. Da
C. Mang
D. Phổi và da
Câu 3. Thận sau của thằn lằn bóng đuôi dài tiến bộ hơn thận của ếch vì:
A. Có khả năng tiết enzyme bài tiết

B. Có khả năng đẩy nước dư thừa vào máu
C. Có khả năng tiết hormone tuyến thượng thận
D. Có khả năng hấp thu lại nước.

Câu 4. Cho các động vật sau: cá sấu Xiêm, rùa tai đỏ, rắn ráo, giun đất, giun đũa, thằn lằn
bóng, đồi mồi, trăn, ba ba, cá hồi, cua, ếch giun, ễnh ương, cá chép. Có bao nhiêu loài thụ
tinh trong?
A. 8
B. 7
C. 6
D. 5
Câu 5. Cho các động vật sau: Cá sấu Xiêm, rùa tai đỏ, rắn ráo, giun đất, giun đũa, thằn lằn
bóng, đồi mồi, trăn, ba ba, cá cóc Tam Đảo, ếch giun, cua. Có bao nhiêu động vật thuộc lớp
Bò sát?
A. 8
B. 7
C. 6
D. 5
Câu 6. Có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tổ tiên của bò sát được hình thành cách đây khoảng 280-230 triệu năm.
II. Khủng long chỉ sống ở trên cạn và trên không trung.

III. Khủng long là động vật hằng nhiệt.
IV. Khủng long bị diệt vong cách đây 65 triệu năm, khi Trái Đất xuất hiện chim và thú.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 7. Nói về tập tính của thằn lằn bóng đuôi dài , có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Sống ở những nơi ẩm ướt.
II. Thích phơi nắng.
III. Bắt mồi vào ban đêm.
IV. Trú đông ở các hang đất ẩm ướt gần ao, hồ.
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 8. Vai trò của thân và đuôi trong động tác di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài :
A. Thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một trường lực vào đất đẩy con vật tiến
lên.
B. Thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một phản lực vào đất đẩy con vật tiến lên.
C. Thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một quán tính đẩy con vật tiến lên.
D. Thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một lực ma sát vào đất đẩy con vật tiến
lên.

Câu 9: Da thằn lằn khác da ếch ở chỗ:
A.     Da thằn lằn khô có vảy sừng bao bọc . Da ếch trơn, có tuyến nhờn.
B.    Da thằn lằn có thể nứt và bong ra( lột xác). Ếch không lột xác.
C.     Cả hai câu A, B đúng.
D.    Cả hai câu A, B sai.
Câu 10: Thằn lằn có 8 đốt xương cổ đảm bảo cho:
A.     Đầu cử động linh hoạt.
B.    Phát huy được các giác quan nằm trên đầu.
C.     Tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
D.    Cả A, B, C đúng.
Câu 11: Một số bò sát sống trong nước nhưng chúng vẫn giữ được những đặc điểm điển hình
của bò sát ở cạn là:
A.     Chi có cấu tạo kiểu 5 ngón.
B.    Da khô, thở bằng phổi.
C.     Đẻ trứng trên cạn.
D.    Cả A, B, C đúng.
Câu 12: Một số thằn lằn(Thạch sùng, Tắc kè) bị kẻ thù túm lấy đuôi, Thằn lằn chạy thoát
thân được là nhờ:
A.     Đuôi có chất độc.
B.    Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất.
C.     Tự ngắt được đuôi.
D.    Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ.
Câu 13: Tim thằn lằn khác tim ếch ở chỗ:
A.     Tâm thất có thêm vách ngăn hụt.
B.    Máu giàu oxi.
C.     Tim có 3 ngăn( 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất).
D.    Cả 3 câu trên sai.

Câu 14: Máu đi nuôi cơ thể ở thằn lằn là:
A.     Máu thẫm.
B.    Máu pha.
C.     Máu ít bị pha hơn.
D.    Máu đỏ tươi.
Câu 15: Phổi thằn lằn hoàn chỉnh hơn phổi ếch ở chỗ:
A, Số vách ngăn mặt trong phổi nhiều hơn.
B, sự xuất hiện của các cơ liên sườn.
C, Không có sự hô hấp qua da
D, Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16. Những động vật thuộc lớp bò sát là:
A. Rắn nước, cá sấu, thạch sùng
B. Thạch sùng, ba ba, cá trắm
C. Baba, cá sấu, tắc kè, ếch
D. Ếch, cá voi, thạch sùng.
Câu 17. Đặc điểm của bộ cá sấu là gì?
A. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn, nhọn và sắc
B. Răng mọc trong lỗ chân răng
C. Trứng có vỏ đá vôi bao bọc
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 18: Trong quá trình lớn lên thằn lằn khác ếch ở chỗ:
A.     Thằn lằn sống ở trên cạn. Ếch sống ở nước và cạn.
B.   Thằn lằn có trứng nở trên cạn. Ếch có trứng nở dưới nước.
C.    Thằn lằn phát triển qua nhiều lần lột xác. Ếch phát triển qua biến thái hoàn toàn.
D.    Cả ba câu trân đều sai.
Câu 19: Động tác hô hấp của thằn lằn được thực hiện bằng cách:
A.     Nâng, hạ của thềm miệng.
B.    Thay đổi thể tích lồng ngực do sự co giãn của cơ liên sườn.
C.     Cả A và B đúng.

D.    Cả A và B sai.
Câu 20. Nói về vai trò của lớp bò sát, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt sâu bọ, loài gặm nhấm.
II. Cho lông làm chăn đệm và làm đồ trang trí.
III. Có giá trị thực phẩm và dược phẩm
IV. Cho sức kéo, phục vụ trong nông nghiệp.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Bài tập đã có 6 trả lời, xem 6 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn