Sự phát triển trực tiếp của thằn lằn bóng đuôi dài mới nở thể hiện ởPHẦN I : PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Sự phát triển trực tiếp của thằn lằn bóng đuôi dài mới nở thể hiện ở: A. Con non đã biết đi tìm mồi mà không cần sự hướng dẫn của bố mẹ. B. Con non đã biết đi tìm mồi nhờ sự hướng dẫn của bố mẹ trong thời gian ngắn. C. Con non đã biết đi tìm mồi dưới sự hướng dẫn của bố mẹ trong thời gian dài. D. Bố mẹ bắt mồi và mớm thức ăn cho con non. Câu 2. Lớp da khô có vảy sừng ở thằn lằn bóng có tác dụng gì? A. Dễ bơi lội trong nước. B. Di chuyển dễ dàng trên cạn C. Chống mất nước của cơ thể ở môi trường khô. D. Giữ ấm cơ thể. Câu 3. Ếch là động vật A. biến nhiệt B. hằng nhiệt C. đẳng nhiệt D. biến nhiệt và hằng nhiệt. Câu 4. Vai trò của thân và đuôi trong động tác di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài: A. Thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một trường lực vào đất đẩy con vật tiến lên. B. Thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một phản lực vào đất đẩy con vật tiến lên. C. Thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một quán tính đẩy con vật tiến lên. D. Thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một lực ma sát vào đất đẩy con vật tiến lên. Câu 5. Da thằn lằn khác da ếch ở chỗ: A. Da thằn lằn khô có vảy sừng bao bọc. Da ếch trơn, có tuyến nhờn. B. Da thằn lằn có thể nứt và bong ra (lột xác). Ếch không lột xác. C. Cả hai câu A, B đúng. D. Cả hai câu A, B sai. Câu 6. Thằn lằn có 8 đốt xương cổ đảm bảo cho: A. Đầu cử động linh hoạt. B. Phát huy được các giác quan nằm trên đầu. C. Tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng. D. Cả A, B, C đúng. Câu 7. Một số thằn lằn bị kẻ thù túm lấy đuôi, thằn lằn chạy thoát thân được là nhờ: A. Đuôi có chất độc. B. Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất. C.Tự ngắt được đuôi. D. Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ. Câu 8. Cho các động vật sau: cá sấu Xiêm, rùa tai đỏ, rắn ráo, giun đất, giun đũa, thằn lằn bóng, đồi mồi, trăn, ba ba, cá hồi, cua, ếch giun, ễnh ương, cá chép. Có bao nhiêu loài thụ tinh trong? A. 8 B. 7 C. 6 D. 5 Câu 9. Cho các động vật sau: Cá sấu Xiêm, rùa tai đỏ, rắn ráo, giun đất, giun đũa, thằn lằn bóng, đồi mồi, trăn, ba ba, cá cóc Tam Đảo, ếch giun, cua. Có bao nhiêu động vật thuộc lớp Bò sát? A. 8 B. 7 C. 6 D. 5 Câu 10. Bộ xương thằn lằn chia làm mấy phần? A. 2 phần là xương đầu và xương thân B. 2 phần là xương đầu và xương chi C. 2 phần là xương thân và xương chi D. 3 phần là xương đầu, xương thân và xương chi Câu 11. Tâm thất xuất hiện vách hụt có ý nghĩa A. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha B. Máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn C. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi D. Tăng động lực di chuyển của máu trong cơ thể Câu 12. Mắt của thằn lằn có mấy mi? A. 1 mi B. 2 mi C. 3 mi D. 4 mi Câu 13. Thằn lằn cái đẻ bao nhiêu trứng ? A. 1 trứng B. 2 trứng C. 5 - 10 trứng D. 15 - 20 trứng Câu 14. Các đặc điểm chứng tỏ sinh sản ở thằn lằn tiến bộ hơn ếch đồng A. Thụ tinh trong B. Trứng có vỏ dai C. Phát triển trực tiếp không trải qua biến thái D. Tất cả các đặc điểm trên PHẦN II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Bộ xương ếch có chức năng gì? Câu 2. Trình bày đặc điểm hệ tiêu hóa của ếch? Câu 3. So sánh sự khác nhau về đời sống của thằn lằn và ếch đồng? |