Bài 2:Phân loại và gọi tên các oxit sau: K2O; CO2; CuO; N2O5; Al2O3; SO3; SO2; FeO; Fe2O3 ; P2O5
Bài 3. Cho 13 g Kẽm tác dụng hết với khí oxi. Biết rằng sản phẩm thu được là Kẽm oxit (ZnO).
- Viết phương trình phản ứng hóa học trên.
b. Tính khối lượng Kẽm oxit tạo thành.
c. Tính thể tích khí oxi (đktc)cần dùng.
d. Nếu dùng lượng oxi ở trên để đốt 4,48 lít khí CH4 ở đktc thì thu được bao nhiêu lít khí cacbon đioxit ở đktc?
Bài 4. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế Fe3O4 bằng cách đốt cháy sắt ở nhiệt độ cao.
a) Tính khối lượng Fe và thể tích O2 (đktc) cần dùng để điều chế được 2,32 gam Fe3O4?
b) Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế đủ lượng O2 cho phản ứng trên?
Bài 5. Cho 8 gam Canxi (Ca) tác dụng hết với khí oxi (O2). Sản phẩm thu được là Canxi oxit (CaO).
a. Viết phương trình phản ứng hóa học trên.
b.Tính khối lượng Canxi oxit tạo thành.
c.Tính thể tích khí oxi ở (đktc) cần dùng.
d. Nếu dùng lượng oxi ở trên để đốt 4,48 lít khí CH4 ở (đktc) thì thu được bao nhiêu gam khí cacbon đioxit ?
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 5,4g nhôm.
- Viết phương trình phản ứng hóa học trên.
b. Tính thể tích khí O2 (đktc) cần dùng ?
c. Tính số gam KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí O2 trên ?
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 6,4g lưu huỳnh (S) trong bình đựng khí oxi.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra
b. Tính thể tích oxi ( đktc) đã phản ứng
c. Tính khối lượng Kali pemanganat KMnO4 cần thiết để điều chế lượng oxi cần cho phản ứng trên.