Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng hóa họcBài 1: Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học: a. Flo và hiđro b. Clo và oxi c. Lưu huỳnh và hiđro d. Đồng và clo e. Cacbon oxit và nước g. Magie và lưu huỳnh
Bài 2: Hãy chọn các hóa chất sau: HCl, CO2, CO, Cl2, H2O điền vào chỗ trống thích hợp và hoàn thành phương trình phản ứng sau: a. MnO2 + ….. MnCl2 + ….. + H2O b. Mg + ….. MgO + C c. Fe3O4 + ….. Fe + ….. d. CaCO3 + ….. CaCl2 + ….. + H2O e. NaOH + …… NaCl + ….. + H2O g. NaOH + …... NaCl + NaClO + …..
Bài 3: Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa sau: MnO2 Cl2 HCl CuCl2 CaCl2 CaCO3 CO2 NaHCO3 Na2CO3
Bài 4: Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a. Cho bột đồng vào dung dịch HCl vừa đủ có sục khí O2 cho đến khi tan hết. b. Cho khí CO2 đi từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 cho đến khi CO2 dư rồi đem nung nóng dung dịch thu được.
Bài 5: Quan sát thí nghiệm cacbon phản ứng với đồng oxit (hình vẽ bên) và trả lời câu hỏi sau: a. Tại sao ống nghiệm phản ứng phải trút miệng xuống ? b. Cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 nhằm mục đích gì ? c. Màu sắc chất rắn trước và sau phản ứng như thế nào ? Giải thích ? d. Chất gì tạo thành trong cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 sau phản ứng ?
Bài 6(*): Giải thích: a. Tại sao dùng NaHCO3 trong bình chữa cháy mà không dùng Na2CO3. b. Tại sao ấm đun nước lâu ngày có lớp cặn ở đáy ấm. c. Tại sao sục khí CO2 qua dung dịch CaCl2 không thu được kết tủa. Bài 7: Có sáu lọ thủy tinh mất nhãn, thu được các chất khí sau: H2, CO2, HCl, O2, Cl2, O2. Hãy trình bày cách nhận biết các chất trên bằng biện pháp hóa học.
Bài 8(*): Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g hỗn hợp X gồm CO và H2 thì cần dùng 2,8 lít khí oxi. Các khí đo ở đktc. a.Tính khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp X. b.Tính % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.
|