Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vậtMẶT PHẲNG NGHIÊNG - Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. -Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ. Câu 1: Hãy cho biết thiết bị trên được dùng vào việc gì ?
Câu 2: Cầu thang có phải là một mặt phẳng nghiêng không? Em hãy quan sát và rút nhận xét khi đi trên những cầu thang khác nhau, cầu thang nào làm cho em ít mệt nhất. Câu 3: Chọn câu đúng : A- Khi dùng mặt phẳng nghiêng, có thể kéo vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật. B- Khi dùng mặt phẳng nghiêng, có thể làm đổi hướng trọng lượng của vật. C- Khi dùng mặt phẳng nghiêng, có thể đổi cả hướng và độ lớn của trọng lượng. D- Mặt phẳng nghiêng càng dốc đứng thì lực cần để kéo vật càng giảm. Câu 4: Có hai tấm ván, tấm thứ nhất có chiều dài 4m, đầu kê cao 1,5m. Tấm thứ hai có chiều dài 6m, đầu kê cao 2m. Hãy vẽ lại hai tấm ván trên theo tỷ lệ 1m » 1cm và rút ra kết luận dùng tấm ván nào để làm mặt phẳng nghiêng thì có lợi về lực hơn.
ĐÒN BẨY Đòn bẩy đều có : -Điểm tựa là O. -Điểm tác dụng của lực F1 là O1 -Điểm tác dụng của lực F2 là O2 Nếu OO2 > OO1 thì F2 < F1 Câu 1: Đây là một xà beng dùng để nhổ đinh. Em hãy cho biết điểm tựa nằm ở đâu và ta phải tác dụng một lực như thế nào, ở đâu để nhổ đinh lên ?
Câu 2: Bàn chân đang tựa vào bàn đạp để đạp xe đi. Điểm tựa nằm ở đâu ?
Câu 3: Hình sau là một dụng cụ bấm lỗ. Người ta đưa giấy vào khe, sau đó ấn thanh A để dao đi xuống tạo nên các lỗ trên giấy. Em hãy chỉ ra đâu là điểm tựa ? Để lực ấn xuống được nhẹ nhàng, em phải chú ý điều gì ?
Câu 4: Hai người mang hai vật có khối lượng như nhau. Hỏi người nào ít dùng sức hơn ?
RÒNG RỌC -Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. -Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật. -Trong thực tế, người ta thường dùng palăng, đó là hệ thống gồm nhiều ròng rọc động ghép lại với nhau. Câu 1: Em rút ra kết luận gì qua hình vẽ sau đây ?
Câu 2: Có ba quả cân như nhau được mắc như bên tạo thành một ròng rọc động. Hệ đứng cân bằng. Qua sơ đồ trên, em hãy rút ra kết luận về tính chất của ròng rọc động ?
Câu 3: Giả sử ta dùng ròng rọc động để nâng một bao gạo có khối lượng 60kg. Ta chỉ cần tác dụng một lực bằng bao nhiêu trong các giá trị sau đây : A) 600N B) 100N C) 800N Câu 4: Chọn câu đúng : A-Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực. B-Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định. C-Ròng rọc động có thể thay đổi độ lớn của lực. D-Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực. Câu 5: Một học sinh cho rằng ròng rọc hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. Theo em điều đó có đúng không ? |