Bài 1: Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2; Mg; Cu; S; Al; C và P.
Bài 2: Viết các CTHH của các oxit tạo nên từ các nguyên tố sau và gọi tên
a. Cu (I) và O (II); Cu (II) và O. b. Al và O; Zn và O; Mg và O;
c. Fe (II) và O; Fe(III) và O d. N (I) và O; N (II) và O; N (III) và O; N (IV) và O; N (V) và O.
Bài 3: Nung thuỷ ngân oxit thu được thuỷ ngân và oxi.
a) Viết PTHH của phản ứng. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào
b) Nung 21,7 gam thuỷ ngân oxit. Tính thể tích oxi (đktc) và khối lượng thuỷ ngân thu được
Bài 4: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi để oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
a) Tính số gam sắt và thể tích oxi cần dùng để có thể điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ
b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên.