`` Hiền tài là nguyên khí của quốc gia " , nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh , rồi lên cao , nguyên khí suy thì thế nước yếu , rồi xuống thấp . Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài , kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên . kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế , cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng . Đã yêu mến cho khoa danh , lại đề cao bằng tước trật . Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ .Lại nêu tên ở tháp Nhạn , ban cho danh hiệu Long hổ , bày tiệc Văn hỉ . Triều đình mừng được người tài , không có việc gì không làm đến mứ cao nhất .
Nay thánh minh lại cho rằng , chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy , nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài , cho nên lại dựng đá đề danh dặt ở cửa Hiền Quan , khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết , gắng sức giúp vua . Há chỉ là chuộng văn suông , ham tiếng hão mà thôi đâu .
Ôi , kẻ sĩ chốn trường ốc liều tranh , phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế , thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp ?
Câu 1 : xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản ?
Câu2 : Hai chữ `` Hiền tài " , ``Nguyên khí " trong đoạn văn có nghĩa là gì ? Nêu nội dung chính của đoạn văn ?
Câu 3 : Nhà nước phong kiến đã có những biện pháp nào để khuyến khích nhân tài ?
Câu 4 : Theo Thân Nhân Trung tại sao phải `` dựng đá đề danh " tiến sĩ ?
Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn trên .
Câu 6: Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày quan điểm của anh chị về vai trò , vị trí của người hiền tài đối với đất nước (ngày nay )